2. Hoạt động tài chính vi mô ( tín dụng và tiết kiệm) là một công cụ có tác động mạnh chống đói nghèo:
Phương tiện dịch vụ tài chính bền vững có thể giúp người nghèo tăng thu nhập, gây dựng vốn liếng, giảm bớt những tổn thương do tác động ngoại cảnh mang lại. Tín dụng nhỏ làm cho các hộ nghèo có thể chuyển từ việc kiếm ăn hàng ngày sang tích luỹ cho tương lai, đầu tư tốt hơn cho chế độ dinh dưỡng, cải thiện điều kiện sống, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho trẻ em.
3. Hoạt động tài chính vi mô ( Tín dụng và tiết kiệm) có nghĩa là xây dựng một hệ thống tài chính phục vụ người nghèo:Người nghèo chiếm số đông trong dân số ở hầu hết các nước đang phát triển. Và số đông này đang tiếp tục thiếu các dịch vụ tài chính cơ bản. Ở nhiều nước, tài chính vi mô (TD và TK) tiếp tục được xem như là lĩnh vực cơ bản và nó là cơ sở của phát triển có liên quan đến các nhà tài trợ, chính phủ và các nhà đầu tư xã hội có khả năng. Hoạt động hợp lệ đầy tiềm năng của nó có thể tiếp cận với số đông người nghèo và nó cần phải được công nhận là một phần của lĩnh vực tài chính nói chung.
4. Tài chính vi mô bền vững là yếu tố cần thiết để tiếp cận với số đông người nghèo.
Phần lớn người nghèo là không có phương tiện tài chính phục vụ bởi vì họ thiếu dịch vụ tài chính trung gian.Xây dựng thể chế tài chính bền vững không phải là một kết thúc tự nó. Đó chỉ là sự sắp xếp có ý nghĩa và trên thực tế nó đã vượt xa phạm vi mà các nhà tài trợ đặt ra. Bền vững là khả năng mà hoạt động tài chính vi mô mang lại, nó bao trùm lên mọi giá trị. Hoạt động tài chính bền vững có nghĩa là giảm mọi giao dịch phiền toái, đưa ra một sản phẩm dịch vụ cần thiết mà khách hàng cần, và nó tìm ra cách thức mới để hình thành ngân hàng không chính thức của người nghèo.
5. Tài chính vi mô là xây dựng một thể chế tài chính lâu dài ở địa phương: Xây dựng hệ thống tài chính cho ngươì nghèo có nghĩa là xây dựng thể chế tài chính trung gian đủ mạnh để có thể cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo trên cơ sở lâu dài. Giống như thể chế có thể huy động tiết kiệm quay vòng, tham gia tín dụng, và cung cấp một phạm vi dịch vụ. Phụ thuộc vào tài trợ từ các nhà tài trợ và chính phủ - bao gồm cả ngân hàng phát triển của chính phủ - sẽ được đảm bảo như là thể chế tài chính thu nhỏ ở địa phương và thị trường vốn tư nhân lớn mạnh.
6. Tài chính vi mô không phải là câu trả lời ngay lập tức: Tài chính vi mô không thích hợp cho mỗi người và mọi tình huống. Túng thiếu và đói nghèo, những người không có thu nhập hoặc phải cầm cố tiền bạc, họ cần các dạng trợ giúp khác nữa trước khi cần vốn. Trong nhiều trường hợp, sự tài trợ nhỏ để cải thiện môi trường, giải quyết việc làm, tham gia các chương trình đào tạo, và các dịch vụ phi tài chính khác có thể là công cụ thích hợp hơn cho việc giảm nghèo. Ở bất cứ nơi nào có thể, dịch vụ phi tài chính cũng phải đi liền với việc xây dựng quỹ tiết kiệm.
7. Tiền lãi cao có thể phá hỏng phương tiện dịch vụ tài chính của người nghèo: Giá trị là ở chỗ có nhiều vốn nhỏ còn hơn là vốn lớn mà ít. Hiếm khi người vay tín dụng có thể chịu gánh nặng lãi suất hơn lãi suất ngân hàng. Họ không thể chịu được mức lãi suất đó và sự phát triển bền vững bị giới hạn bởi sự khan hiếm và ít chắc chắn của các nguồn tài trợ bao cấp. Khi chính phủ điều chỉnh lãi suất, họ thường đặt ở mức quá thấp để cho phép tín dụng nhỏ tồn tại. Cùng thời gian ấy, sự cho vay nhỏ lẻ không vượt qua được sự cho phép để khách hàng chịu khung giá ( lãi suất và các loại phí khác) vì nó còn cao hơn những yêu cầu của họ.
8. Vai trò của chính phủ là cho phép chứ không trực tiếp cung cấp dịch vụ tài chính: Chính phủ quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ môi trường chính sách để kích thích dịch vụ tài chính phát triển, bảo vệ tiết kiệm của người nghèo. Điều then chốt là một chính phủ có thể làm cho tài chính vi mô là giữ cho kinh tế vĩ mô ổn định, tránh thay đổi lãi suất, và kiềm chế sự chuyển dịch cơ chế thị trường hoặc bao cấp các chương trình vốn một cách lơ là, không bền vững.Chính phủ cũng có thể trợ giúp dịch vụ tài chính cho người nghèo bằng cách cải thiện môi trường làm ăn cho các nhà đầu tư, loại bỏ tham nhũng, cải thiện phương tiện, cơ cấu thị trường. Trong tình huống đặc biệt, chính phủ tài trợ cho các thể chế tài chính vi mô độc lập và lành mạnh khi thiếu các tài trợ khác.
9. Các nhà tài trợ cần phải bổ sung, không cạnh tranh với lĩnh vực tài chính cá nhân: các nhà tài trợ phải dùng các nguồn tài trợ, vốn thích hợp, công bằng, công cụ tạm thời để xây dựng năng lực thể chế của việc cung cấp tài chính, trợ giúp phát triển cơ sở hạ tầng ( giống như phân loại chi nhánh, phòng tín dụng, năng lực kiểm toán v.v…) và trợ giúp dịch vụ thử nghiệm và cung cấp sản phẩm. Trong một số trường hợp, về lâu dài, tiền trợ cấp tài trợ lâu dài có thể được yêu cầu ở phạm vi rải rác, nói cách khác là khó tiếp cận ở phạm vi rộng lớn. Để cho có hiệu quả, quỹ tài trợ cần tìm kiếm sự thừa nhận dịch vụ tài chính cho người nghèo tham gia vào thị trường tài chính địa phương, đặc biệt yêu cầu sự tinh thông trong thiết kế và thực hiện dự án; yêu cầu tình trạng tài chính và các bên tham gia phải có phạm vi thực hiện tối thiểu giống như một điều kiện để tài trợ, và kế hoạch cho đầu ra từ ban đầu .
10. Thể chế và năng lực con người là điều không thể thiếu: Tài chính vi mô là lĩnh vực đặc biệt, nó nối liền ngân hàng với các mục tiêu xã hội, năng lực cần thiết phải xây dựng ở tất cả các cấp, từ thể chế tài chính qua sự điều chỉnh, giám sát con người và hệ thống thông tin tới sự phát triển của chính phủ và các nhà tài trợ. Phần lớn các lĩnh vực đầu tư, cả lĩnh vực công lẫn lĩnh vực tư đều cần phải xây dựng năng lực.
11. Tầm quan trọng của sự minh bạch về tài chính: Đúng đắn, tiêu chuẩn hoá, thông tin có thể kiểm soát được và hiệu suất xã hội của thể chế cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo là cần thiết và cấp bách. Sự giám sát và điều chỉnh của ngân hàng, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, và quan trọng hơn là người nghèo, những người tham gia quỹ tín dụng vi mô cần đến thông tin này như một phương tiện tương ứng khi gặp rủi ro hoặc hoàn trả vốn./.
(MC dịch theo TL của Trine Glue Đoàn, cố vấn dự án Môi trường và Cộng đồng cung cấp)