Cuộc thi viết thư: Hướng về biển

SBD 07: Phạm Nguyệt Nga

THÔNG TIN THÍ SINH Họ tên: Phạm Nguyệt Nga
Ngày sinh: 18/3/1995
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa/Ngành học: Báo chí
Niên khóa: 2014-2017
Địa chỉ: Số 11 ngõ 46 Đội Cấn – Ba Đình - HN
ĐTDĐ: 0966484183
Email: chuonggiolengkeng.cva@gmail.com

Likes:

Viewed: 1,488

Comment: 0

Các bé khơi xa ơi.

 

Chị là một người chị, từng chứng kiến những đứa em mình lớn lên, từng cảm nhận sâu sắc những vất vả của bố mẹ chúng khi vừa nuôi con, vừa dạy con. Chị thương bố mẹ chúng bao nhiêu, thì có lẽ phải thương bố mẹ các em gấp trăm nghìn lần chỗ đó. Mà còn thương các em gấp vạn vạn lần thương bố mẹ các em.

 

Khi viết những dòng này chị nghĩ, không biết các em đã từng được ăn bim bim, ăn kem bao giờ chưa? Những gói bim bim có khi to bằng cả thân người các em, xanh đỏ lấp lánh nhiều màu. Những cây kem đủ vị mát lạnh, bọc trong giấy bóng kính ngộ nghĩnh. Trẻ con trên đất liền, ở thành phố sướng quá, không vòi vĩnh mè nheo thì thi thoảng bố mẹ “rủng rẻng” cũng tự động mua cho. Còn các em, đến bữa cơm hằng ngày chưa chắc đủ no, thì những thứ kia xa xỉ quá phải không?

 

Này, thế đã bao giờ các em xem phim hoạt hình chưa? Mấy đứa em chị cứ suốt ngày bàn tán siêu nhân người dơi, rồi thậm chí thuộc tên phim hơn thuộc bài nữa. Còn các em, các em có truyện có sách mà học không? Nói chi đến những thứ như truyền hình. Thậm chí điện còn chưa có mà thắp sáng ấy nhỉ!

 

Nhưng mà các em biết không, cuộc sống này cũng thật công bằng. Các em thiếu thốn vật chất nhưng lại đủ về tinh thần. Trẻ con thành phố ngày ngày chỉ biết ru rú trong nhà, hết ti vi đến máy tính. Chúng đôi khi thèm khát được bay nhảy như các em, í ới gọi nhau đi học mỗi sáng, ríu rít như chim cùng đi chơi hay bày đủ trò trèo cây hái dừa, lăn lộn trên bãi cát, tha hồ nhảy sóng tắm biển. Chúng có xe đạp mà phải vứt xó vì chả ai đi cùng, chúng có đồ ăn đầy đủ nhưng chắc gì đã có cả nhà cùng ăn cơm như các em. Chúng đủ ăn đến nỗi thừa ăn, không được chạy nhảy đâm béo phì và ôm bao bệnh vào người. Đứa nào cũng cận nặng vì ít tiếp xúc bên ngoài, cũng chẳng được tắm nắng tới sạm da như các em, cũng lại cứ thu mình vào mà thôi.

 

Chị vẫn ước mong một ngày nào đó, được ra ngoài biển đảo kia, cùng chơi đùa cùng học với các em. Chị vẫn ước mong kéo thật nhiều thầy cô ra đảo, để các em được học hành như bạn bè trang lứa. Vì chị biết các em chắc sẽ rất thông mình, rất sáng tạo như bao đứa trẻ khác. Chị vẫn ước mong rất nhiều điều tốt đẹp cho các em. Và chị nhất định làm được. Chờ chị!

Thân yêu,        

Phạm Nguyệt Nga