Phiên đối thoại Chính sách về Luật Tiếp cận thông tin nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ quý báu từ các vị khách mời là những Đại biểu Quốc hội.
Trong buổi chiều “Đối thoại chính sách” anh Mai Phan Lợi – Đồng chủ tọa phát biểu trước diễn đàn, với tư cách là một nhân chứng trước các vấn đề và sự kiện trong xã hội để nêu lên vai trò của Luật tiếp cận thông tinđối với báo chí và các hoạt động truyền thông , sự ra đời của Luật sẽ góp phần giúp cho các sự việc trình bày dễ dàng hơn; hơn nữa mạng xã hội hiện nay là một vấn đề cũng cần tận dụng cũng như khai thác triệt để.
Cùng với những trao đổi về báo chí Ông Nguyễn Đăng Dung cũng chia sẻ “luật tự do báo chí chính là luật tiếp cận thông tin” trên góc nhìn của mình tự do tiếp cận những thông tin trong đó có cả thông tin báo chí là quyền của tất cả mọi người. Ông cũng đưa ra các ví dụ dẫn chứng rất xác đáng. Qua những ý kiến của các vị khách mời chứng tỏ rằng luật tiếp cận thông tin trong bất kỳ lĩnh vực nào chính sách, giáo dục hay báo chí truyền thông...
Trong phiên đối thoại, đại diện các lãnh đạo trẻ cũng đưa ra kết quả khảo sát về sự hiểu biết Luật tiếp cận thông tin và những ý kiến của giới trẻ - một bộ phận lớn của xã hội, đồng thời cũng có những khuyến nghị và thu nhận ý kiến từ phía diễn đàn. Chứng tỏ rằng sự quan tâm của giới trẻ đến các vấn đề xã hội, đến quyền và lợi ích của cộng đồng ngày càng thể hiện rõ rệt và nhiệt tình hơn.
Kết thúc diễn đàn chính sách mở ra rất nhiều suy nghĩ và nhận định cho tất cả các vị khách mời, có những giải pháp cũng kịp thời đưa ra để giải quyết các vấn đề, nhiều khúc mắc và trăn trở cũng được giải tỏa.
Đúng với cái tên “Đối thoại chính sách”, phiên đối thoại chiều nay tuy chỉ diễn ra trong ba tiếng đồng hồ, các khách mời chưa nói được hết những chia sẻ các nhân, những suy nghĩ của mình nhưng tất cả đã thẳng thắn đối mặtvới nhiều vấn đề, về những gì mà họ nghĩ Luật tiếp cận thông tin nên có, nên sửa, nên bổ sung và sự ra đời cần thiết của nó...