Tin tức

Xem thêm >>
Qua lời giảng của cô Phạm Thúy Anh, việc đánh giá và giám sát một chính sách được thông qua bởi các tiêu chí rõ ràng và được đánh giá trực tiếp từ cộng đồng người hưởng lợi. Những tiêu chí được nêu ra thực sự đơn giản và dễ áp dụng, giúp cho các bạn học viên cảm thấy vấn đề giám sát và vận động chính sách dễ tiếp cận hơn trước đây rất nhiều lần.

Tiêu chí 1: Mỗi nội dung được đưa ra phải có sự thông qua của cả nhóm, chứ không phải lời lẽ áp đặt của bất kì ai. Sau đó, nội dung này phải được trình bày và đưa ra bởi người đợi diện. Cô Thúy Anh cũng nói rõ, có những chính sách đáp ứng mong mỏi của người dân tỉnh, vùng miền này, nhưng lại chưa thực sự thiết thực đối với người dân ở các tỉnh, vùng miền khác. Chính vì vậy, việc tham gia vào đóng góp chính sách của các bạn, các cộng đồng khác nhau… là vô cùng quan trọng. Và chính cách bạn là những người đại diện thông qua các đề xuất, dự án cộng đồng.

Tiêu chí 2: Lãnh đạo đứng ra trình bày như thế nào? Điều quan trọng nhất là thành viên và lãnh đạo phải cùng tham gia. Cũng giống như chính sách, lãnh đạo và thành viên cùng tham gia thì ít khi nào người lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ. Người lãnh đạo cần có trách nhiệm giải trình đối với nhóm của mình, lãnh đạo hoàn thành trách nhiệm thì nhóm của mình, cộng đồng của mình sẽ được hưởng lợi ích tối ưu nhất.

Tiêu chí 3: Cùng hoạt động. Nếu nói về quyền, tất cả các học viên đều có quyền như nhau. Nhưng nói về điều kiện, thì sinh viên năm dưới hạn chế hơn các bạn đi trước về điều kiện sống, kinh nghiệm, kiến thức… Các đối tượng khác, đặc biệt là các đối tượng nằm trong diện cộng đồng yếu thế cần được ưu tiên, hỗ trợ nhiều hơn, ví dụ giữa nam và nữ, giữa vùng sâu vùng xa và thành thị, giữa trẻ em và người lớn… Vậy sẽ công bằng ở đâu nếu như tất cả những cộng đồng này đều không có sự tham gia một cách đầy đủ và công bằng?

Những tiêu chí này thực sự đã giúp các bạn học viên hiểu hơn và thực hành dễ dàng hơn trong công cuộc giám sát chính sách và đóng góp cho cộng đồng.

Tin khác