15:56 | 09/12/2014
Trong công tác khảo sát, Nhóm nghiên cứu trẻ đã dùng 5 công cụ chính để thu thập, thăm dò ý kiến của các bạn trẻ tham gia chương trình qua bảng hỏi, phỏng vấn, đối thoại trẻ, tọa đàm với giảng viên, làm việc với nhóm nghiên cứu trẻ. Với hình thức bảng hỏi, nhóm nc trẻ đã phát ra và thu về 278 phiếu
Và đây là 2 mẫu phiếu 1 và 2….
Qua quá trình phân tích và nghiên cứu, đã thu được những kết quả nhất định giải đáp những câu hỏi lớn như sau:
1. Với câu hỏi Giới trẻ có quyền tiếp cận thông tin hay không và thay đổi nhận thức sau khi được tập huấn
Theo thăm dò, khảo sát qua hình thức bảng hỏi và hình thức tranh biện, đối thoại Trẻ tại 4 vùng đại diện trên cả nước: TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và Thái Nguyên, hướng tới đối tượng chính là giới trẻ, đặc biệt là sinh viên có độ tuổi từ 18-25, cho thấy, đa phần giới trẻ nhận biết được quyền và nghĩa vụ của mình về vấn đề Tiếp cận Thông tin, đặc biệt trong các lĩnh vực tiêu biểu như trong Giáo dục, Dịch vụ công và Pháp luật. Riêng giới trẻ là những sinh viên đang theo học chuyên ngành Luật, càng nhận thức rõ về quyền được tiếp cận thông tin qua những lập luận và quan điểm được nêu ra trong phiên tranh biện, đối thoại trẻ diễn ra vào ngày 17/10 tại TP.HCM, ngày 15/11 tại Hà Nội, ngày 16/11 tại Đà Nẵng và Thái Nguyên.
Trước đó, ý kiến của giới trẻ qua khảo sát cho thấy, ở thủ đô Hà Nội, cơ quan đầu não của cả nước, 100% giới trẻ được khảo sát nhận thức rằng mình hoàn toàn có quyền tiếp cận thông tin với các ý kiến được đưa ra như:
Khác với Hà Nội, ở các tình thành khác không có sự tuyệt đối trong việc nhận thức của giới trẻ về Quyền Tiếp cận thông tin trước buổi tập huấn. Cụ thể:
- Ở Đà Nẵng và TP.HCM, do đặc thù về sự phát triển kinh tế-xã hội vượt trội, là hai tỉnh thành tiêu biểu trên cả nước về việc thực thi chính sách, có chất lượng cuộc sống cũng như tỷ lệ dân trí cao thì tỷ lệ giới trẻ nhận thấy mình hoàn toàn có quyền tiếp cận thông tin nằm trong mức cao, dao động từ 80-86%. Nếu ở Đà Nẵng, chỉ có 8% cho rằng mình không có quyền lợi này và 6% phân vân chưa rõ câu trả lời thì ở TP.HCM, có tới 20% phủ nhận quyền Tiếp cận thông tin của mình trong đó đa số là các bạn sinh viên ngoại tỉnh (đến từ các vùng miền khác, đặc biệt là Tây Nam Bộ, học tập nhưng không định cư tại TP.HCM). Các ý kiến được thu về như sau:
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền, nên công dân Việt nam phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
- Vì quyền Tiếp cận thông tin là quyền công dân, quyền con người
- Tiếp cận thông tin sẽ đem lại lợi ích cho cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng
- Tiếp cận thông tin giúp sinh viên có sự chủ động, không lo bị đe dọa vì thiếu hiểu biết, hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, có hành vi đúng đắn và xây dựng VN thành một xã hội văn minh.
- Đây là quyền tự nhiên của con người, là quyền cơ bản của công dân. Muốn xã hội phát triển một cách mạnh mẽ và ổn định, quyền tiếp cận thông tin cần được đề cao để mọi hoạt động xã hội được minh bạch, rõ ràng
- Tiếp cận thông tin sẽ giúp giải quyết những khó khăn của bản thân, có sự nhìn nhận đúng về những thông tin được tiếp cận.
- Quyền tiếp cận thông tin giúp cho quyền lợi của tất cả mọi người rõ ràng hơn và bổ sung kịp thời những thay đổi về pháp luật, các thông tin trong giáo dục, đời sống,...
- Riêng ở Thái Nguyên, tuy được xếp hạng đô thi loại một nhưng là tỉnh thành có trình độ phát triển Kinh tế-Xã hội cũng như GDP-thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí chưa cao bằng TP.HCM hay Đà Nẵng thì con số này có sự chênh lệch lớn hơn cả. Cụ thể, chỉ có 69% giới trẻ Thái Nguyên khi thực hiện khảo sát cho rằng mình có quyền tiếp cận thông tin trong khi tới 25% phủ nhận điều đó và 6% phân vân không đưa ra câu trả lời.
Các ý kiến được tập hợp cụ thể như sau:
Như vậy, có thể kết luận được rằng, giới trẻ đa phần có nhận thức rằng mình có quyền tiếp cận thông tin để phục vụ học tập và đời sống.Tuy nhiên, giới hạn của sự nhận thức này chưa được phát huy triệt để nếu các bạn chưa được tiếp cận dự thảo luật về tiếp cận thông tin. Qua việc được tập huấn và thể hiện quan điểm cũng như thảo luận các vấn đề liên quan, giới trẻ đã nâng cao nhận thức tối đa về quyền tiếp cận thông tin và có thể đưa ra chính kiến hợp lý để bảo vệ quyền lợi đó. Bằng chứng được thể hiện qua phần khảo sát ở phiếu số 2, được đưa ra sau khi các bạn được tham gia tập huấn. 100% sinh viên tham gia đều nhận thức rõ ràng rằng mình có quyền được tiếp cận thông tin, đó là quyền lợi cơ bản của mỗi người dân, được quy định cụ thể trong hiến pháp cũng như tuyên ngôn về quyền con người. Từ đó, giới trẻ đã nhận thấy tầm quan trọng của dự thảo luật tiếp cận thông tin cũng như vai trò của mình trong việc hiện thực hóa luật tiếp cận thông tin để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân, gia đình và xã hội, đóng góp cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây đắp một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2,Thực trạng tiếp cận thông tin
Vấn đề chính của giới trẻ trong việc tiếp cận thông tin: trong Giáo dục, Dịch vụ công và Pháp luật
Theo khảo sát thực tế qua hình thức bảng hỏi và hình thức tranh biện, đối thoại Trẻ tại 4 vùng đại diện trên cả nước: TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và Thái Nguyên, hướng tới đối tượng chính là giới trẻ, đặc biệt là sinh viên có độ tuổi từ 18-25, cho thấy, giới trẻ đang đối mặt với nhiều vấn đề bất cập trong việc Tiếp cận Thông tin, đặc biệt trong các lĩnh vực tiêu biểu như Giáo dục, Dịch vụ công và Pháp luật. Bằng kết qua thu được qua những lập luận và quan điểm được nêu ra trong phiên tranh biện, đối thoại trẻ diễn ra vào ngày 17/10 tại TP.HCM, ngày 15/11 tại Hà Nội, ngày 16/11 tại Đà Nẵng và Thái Nguyên, nhu cầu tiếp cận thông tin của giới trẻ hiện nay rất lớn và đúng mức, tuy nhiên đại đa số họ đang gặp phải những bất cập trong việc tiếp cận thông tin do chưa có một thước đo chuẩn mực như luật tiếp cận thông tin ra đời.
Nhìn chung, mức độ đánh giá của giới trẻ trong việc khó khăn khi tiếp cận thông tin cho từng lĩnh vực: Giáo dục, Dịch vụ công và Pháp luật có sự khác nhau tùy theo mỗi tỉnh thành. Nếu ở Hà Nội, đa phần các bạn cảm thấy khó khăn nhất trong việc tiếp cận thông tin về Dịch vụ công, với mức đánh giá là 64,3% thì ở Thái Nguyên và TP.HCM, lĩnh vực Pháp luật được đánh giá là khó tiếp cận nhất với tỷ lệ lần lượt là 51,4% và 50%. Trong khi đó, ở Đà Nẵng, tỷ lệ này không chênh lệch quá lớn giữa 3 lĩnh vực và riêng ở khía cạnh Giáo dục đạt mức cao hơn với tí lệ 34%, hơn 7% so với dịch vụ công và pháp luật. Lý giải cho sự khác biệt này chính là khác nhau về yếu tố địa lý, dân cư, kinh tế và xã hội giữa 4 tỉnh thành. Với Hà Nội, cơ quan đầu não của cả nước, nơi có hệ thống Giáo dục quy mô và chất lượng nhất, hệ thống Pháp luật được ban hành, thực thi đầy đủ nhất, thì lĩnh vực gây khó khăn cho sinh viên hơn cả chính là dịch vụ công. Là đô thị đông dân cư top đầu cả nước nhưng có dịch vụ cuộc sống chưa tốt bằng nhiều tỉnh thành khác như TP.HCM hay Đà Nẵng cộng với việc có số lượng lớn sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại nhiều trường đại học, phải chấp nhận tình trạng thuê nhà trọ hoặc ở tại kí túc xá, thì việc tiếp cận thông tin trong dịch vụ công như giá niêm yết điện, nước, nhà trọ của các bạn chưa được quy định và thực thi rõ ràng. Trong khi đó, ở TP.HCM, nơi có hệ thống giáo dục và dịch vụ công top đầu cả nước hay kể cả Thái Nguyên, tỉnh thành có GDP cũng như trình độ phát triển KT-XH thấp nhất trong 4 tỉnh thành thì vấn đề tiếp cận thông tin trong Pháp Luật vẫn gây ra một số khó khăn nhất định cho giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên không theo học các chuyên ngành Luật. Xét cụ thể từng lĩnh vực trên từng vùng miền, giới trẻ cũng phải đối mặt với nhiều điểm chung nhất định và một số điểm đặc thù theo tính chất từng vùng như sau:
*Trong Giáo dục:
Nguồn tiếp cận thông tin chủ yếu của sinh viên hiện nay chính là website trường và các văn phòng trực thuộc như phòng đào tạo, phòng quản lý sinh viên với tỷ lệ trung bình 80% sinh viên tra cứu thông tin về Giáo dục cụ thể phần lớn là những thông tin về học phí, tài liệu học tập, lịch học, chính sách học bổng hay các nghiên cứu khoa học qua những phương tiện đó. Bên cạnh 2 nguồn nêu trên, sinh viên còn được tiếp cận qua các đối tượng như gia đình, bạn bè, thông tin đại chúng hay một số nguồn khác. Tuy với sự đa dạng về nguồn tiếp cận và đối tượng cung cấp như vậy, sinh viên vẫn gặp phải nhiều khó khăn, tập trung vào 2 vấn đề chính là thiếu thông tin gây ra không đầy đủ và thừa thông tin gây ra nhiễu loạn. Nói cách khác, sinh viên chưa được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, chính thống để phục vụ học tập
Thực tế qua khảo sát và đối thoại Trẻ, các bạn đưa ra nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này. Nếu ở TP.HCM và Hà Nội, chỉ khoảng 53% các bạn cảm thấy khó khăn khi tiếp cận thông tin trong Giáo dục thì con số này lại đạt mức cao hơn, xấp xỉ ngưỡng 60% tại Thái Nguyên và Đà Nẵng, hai tỉnh thành có hệ thống giáo dục chưa theo kịp TP.HCM và Hà Nội. Phần lớn vấn đề của các bạn được đề cập đến như sau:
Hà Nội: Còn một số bất câp về việc cập nhật
- Thông tin về giảng viên, học bổng, các chương trình hỗ trợ sinh viên
- Profile giảng viên, cách tính học phí, cách thức chấm điểm (Đại học)
- thông tin về cục nghiên cứu khoa học của sinh viên và các chương trình quan hệ quốc tế của nhà trường.
Thái Nguyên
- Học bổng, các chương trình hỗ trợ sinh viên; một số cho rằng khả năng tiếp cận thông tin kém, các nguồn thông tin không đa dạng; vấn đề với thông tin giáo viên, chương trình học bổng; cho rằng thiếu thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học
Đà Nẵng:
- Các chương trình hỗ trợ giảng viên, sinh viên có nhưng chưa hiệu quả.
- Thông tin thiếu tính chính xác
- Nhà trường chưa cởi mở, ít được giải đáp thắc mắc, ý kiến của Sv chưa được coi trọng
- Cách tiếp cận thông tin về học bổng bị hạn chế
- Sinh viên khó có thông tin về quan hệ doanh nghiệp với nhà trường, thông tin tuyển dụng của những doanh nghiệp thông qua trường.
- Thông tin của giáo viên có nhưng không đầy đủ
- Các hoạt động Nghiên cứu khoa học gặp nhiều bất cập về tài liệu
- Đăng ký tín chỉ nửa vời gây khó khăn cho sinh viên trong việc chọn lựa giáo viên, giờ học theo tùy ý.
- Thông tin về bằng cấp, phương pháp giảng dạy, sự chênh lệch học phí giữa các ngành, học kỳ, văn bằng chưa chính xác và kịp thời
TP.HCM
- Tìm tài liệu nước ngoài cực kì khó khăn, học bổng thì cực kì ít, hỗ trợ việc làm cũng rất ít và phải tự sinh viên đi tìm, đôi khi gặp nhiều trường hợp lừa đảo.
- Giáo viên, Học phí, học bổng, chương trình hỗ trợ sinh viên chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời
- Chính sách miễn giảm học phí không rõ ràng
- Chính sách học bổng không rõ ràng, nói và làm không đi đôi với nhau, áp dụng chính sách chưa minh bạch
*Trong dịch vụ công:
Trong lĩnh vực dịch vụ công, nguồn tiếp cận chủ yếu của các bạn đến từ các phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè và gia đình với tỷ lệ trung bình thu được qua khảo sát lần lượt là 55% (với thông tin đại chúng) và 35% (với bạn bè, gia đình). Tuy nhiên, trong thang đánh giá về mức độ dễ dàng và đầy đủ khi tiếp cận thông tin, con số được tổng kết riêng cho lĩnh vực dịch vụ công chỉ đạt ngưỡng 2.5/5 trong khi con số này ở lĩnh vực giáo dục nằm trong khoảng 3.5-4.0/5. Qua phiên đối thoại và bảng khảo sát, giới trẻ đã thẳng thắn thừa nhận những khó khăn mình đang gặp phải trong vấn đề tiếp cận thông tin theo từng vùng như sau:
Hà Nội
- Các dịch vụ hỗ trợ việc làm còn ít và khó tiếp cận.
- Thông tin về cảnh sát khu vực.
- Thông tin chưa chi tiết cụ thể.
- Nguồn tiếp cận, cách chọn lọc.
- Tìm kiếm địa chỉ tin cậy.
- Dịch vụ vui chơi giải trí công cộng.
- Y tế, đi lại, nhà ở, dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
- Để biết thông tin thì chủ yếu là phải dựa vào phương tiện thông tin đại chúng như internet.
- Thông tin về bảng giá thông thường của nhà trọ theo từng khu vực, thông tin về các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, về cảnh sát khu vực, về an ninh khu vực, tìm kiếm và hỗ trợ việc làm
- Vấn đề việc làm
Thái Nguyên:
- Gặp vấn đề trong việc tiếp cận các thông tin trong dịch vụ công như các dịch vụ hộ trợ sinh viên (ví dụ thông tin về cảnh sát khu vực, các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm), dịch vụ y tế
Đà Nẵng:
- Dịch vụ y tế: giá dịch vụ y tế, thiếu thông tin phòng tránh dịch bệnh, BHYT
- Không có sự hỗ trợ việc làm từ nhà trường
- Thông tin về CSKV: số điện thoại, cách liên lạc khi xảy ra sự cố
- Mức giá ưu đãi về chi phí điện, nước, nhà trọ
- Thông tin không đáng tin cậy, các thông tin về những địa điểm vui chơi giải trí có miễn giảm, free cho sinh viên chưa được cung cấp chính thống.
- Nhà trường ít đưa ra các lời khuyên, cung cấp thông tin về các dịch vụ công cho sv
TP.HCM
- Dịch vụ y tế kém chất lượng, khó khăn trong việc khám bệnh, dịch vụ hỗ trợ sinh viên chỉ mới dừng lại ở bề nổi. Sinh viên muốn có dịch vụ về hỗ trợ tâm lí.
- Đi lại,nhà ở,hỗ trợ sinh viên
- Trình báo mất cắp thường không được giải quyết, trình báo khi cảm thấy không an toàn vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng
*Trong pháp luật:
Việc thể chế và chi tiết hóa quyền được thông tin được ghi nhận trong Hiến pháp thành các quy định của luật và văn bản pháp quy còn chậm và chưa hệ thống; chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực của cuộc sống; chưa có một cơ chế pháp lý cụ thể, đơn giản nên việc thực hiện quyền được thông tin của công dân còn hạn chế.
Hầu hết các văn bản hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước cũng như quyền tự do thông tin mang tính nguyên tắc, tính khái quát hơn là tính thực tiễn. Các quy định về tiếp cận thông tin chủ yếu giao quyền tự quyết định việc cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thông tin thuộc lĩnh vực mà cơ quan đó phụ trách do đó mỗi cơ quan, mỗi lĩnh vực lại có những quy định khác nhau về cách thức, quy trình cung cấp thông tin.
Do các quy định pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập nên việc tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ vẫn khó khăn, dẫn tới tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan công quyền chưa được thực hiện, biểu hiện rõ nhất là trên lĩnh vực đất đai, đền bù giải toả, dự án ưu đãi, các khoản tín dụng, cứu trợ thiên tai… Vì thế, hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, lợi dụng các kẽ hở của pháp luật trong cơ quan nhà nước vẫn phổ biến, dẫn tới hiện tượng khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp.
Trung bình có tới 58% sinh viên tiếp cận thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng và 33% tiếp cận qua các website với mức độ dễ dàng và đầy đủ trong tiếp cận thông tin được đánh giá ở mức 3.5/5. Cụ thể ở từng vùng, các bạn đưa ra những vấn đề đang gặp phải như sau:
Hà Nội:
- Khó khăn trong vấn đề tiếp cận pháp luật
- Thông tin về ban hành văn bản pháp luật mới, nghị định mới.
- Biết các thông tin quan trọng về pháp luật trong cuộc sống, hay chưa nắm được những quy định PL cơ bản như hình phạt cho vi phạm luật giao thông.
- Ít thông tin về văn bản PL mới. Thời hạn hiệu lực của các văn bản cũ chưa được cập nhật thường xuyên. Việc tiếp cận các dự thảo luật mới ra đời rất khó khăn.
- Vấn đề về các chính sách pháp luật.
- Tìm văn bản có hiệu lực khó.
- Tiếp cận văn bản cập nhật nhất, các kiến thức pháp luật chưa được phổ biến rộng rãi.
- Các quy định của pháp luật còn khó hiểu, khó tiếp cận, có nhiều cách giải thích và thông tin trái chiều, thời lượng học môn pháp luật trên lớp lại tương đối ít
Thái Nguyên:
- Gặp khó khăn khi tiếp cận về hiến pháp, các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư hướng dẫn, các văn bản dưới luật quá nhiều gây khó khăn trong việc tra cứu, truy vấn thông tin, các bộ luật ra đời khi chưa có sự nghiên cứu kỹ gây ra nhiều sơ hở dẫn đến việc trong một thời gian ngắn đã phải sửa đổi luật
Đà Nẵng:
- Cách cung cấp thông tin chưa thực sự giúp người dân hiểu biết về luật pháp như: văn bản pháp luật đọc khó hiểu, không có động lực để tiếp cận thông tin, ngoài Internet ra thì không có nguồn để tiếp cận
- Chưa có môi trường tiếp cận thực tiễn nên khó nắm bắt, hiểu luật, các quy định còn chồng chéo nhau khiến những người không có kiến thức có nghiên cứu cũng khó lòng hiểu rõ
- Chưa nắm được thông tin các phiên tòa xét xử lưu động, ý nghĩa xã hội của việc xét xử là gì?
- Thông tin pháp luật mới cần thiết được thể hiện một cách nhàm chán. Văn bản quá nhiều gây rối, không biết cái nào mới thật sự cần thiết
TP.HCM:
- Độ tin cậy của thông tin được đưa ra. Thông tin liên quan đến ngành nghề.
- Các văn bản sửa đổi, đăc biệt là Nghị định thì chỉ sửa đổi 1 vài điều, đặt ra câu hỏi cho việc phải sửa dụng nhiều văn bản pháp luật cho 1 vấn đề
- Văn bản pháp luật thay đổi nhiều khiến sinh viên không kịp cập nhật
Để đọc đầy đủ nội dung báo cáo: Vào đây.
Thông tin chi tiết quý vị vui lòng truy cập website: cdfund.org.vn/cdf
YLEADER & YTHINKTANK.