10:26 | 19/09/2012
An Giang: Chuyển giao tự nguyện một cá thể mèo rừng quý hiếm
Ngày 16/8, qua đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD), một người dân thông báo cho ENV về trường hợp một cá thể mèo rừng nặng 4kg được rao bán trên mạng. ENV đã liên hệ với người đăng thông tin này để thuyết phục chuyển giao cho cơ quan chức năng, đồng thời thông báo vụ việc đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang. Đến ngày 21/8, các cán bộ Kiểm lâm đã tiến hành các thủ tục chuyển giao và thả cá thể mèo rừng nói trên về khu vực rừng tràm Trà Sư.
Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) thuộc nhóm 1B của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
(Theo hồ sơ lưu trữ số 4360/ENV)
Trước đó, ngày 2/8, ba cá thể mèo rừng cũng được chuyển giao về Vườn quốc gia Cúc Phương. Thông tin chi tiết được đăng tải tại: http://thiennhien.org/tin-hoat-dong/331-khong-nen-giai-cuu-dvhd-bang-cach-mua-chung
Hà Nội: Tự nguyện chuyển giao cu li
Ngày 22/8, qua đường dây nóng miễn phí bảo vệ ĐVHD 18001522 của ENV, một bạn trẻ thông báo muốn chuyển giao hai cá thể cu li. ENV đã nhanh chóng chuyển giao vụ việc cho Chi cục Kiểm lâm Tp. Hà Nội. Đến chiều cùng ngày, lực lượng chức năng cho biết đã hoàn thiện các thủ tục chuyển giao và dự kiến chiều ngày 23/8 sẽ đưa hai cá thể cu li này về Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn.
Cu li thuộc nhóm 1B của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
(Theo hồ sơ lưu trữ số 4364/ENV)
Triển lãm bảo vệ ĐVHD tại Đà Nẵng
Ngày 19/8, tại chợ Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng đã diễn ra buổi triển lãm thông tin về bảo vệ ĐVHD. Tại đây, người dân địa phương đã được nâng cao nhận thức và khuyến khích tham gia vào các nỗ lực bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam. Cuối buổi triển lãm, đã có khoảng 100 người tham gia trả lời các câu hỏi về ĐVHD và bày tỏ quan điểm về vấn đề sử dụng ĐVHD làm thuốc chữa bệnh.
Thông tin và hình ảnh hoạt động được đăng tại:
http://thiennhien.org/tin-hoat-dong/360-trien-lam-bao-ve-dvhd-tai-cho-cam-le-da-nang
Tham gia các sự kiện tuần tới cùng ENV
Tin tổng hợp
Tiêu hủy 13 cá thể voọc chà vá chân đỏ
Sáng 16/8, lực lượng CSĐT tội phạm về Trật tự Quản lý Kinh tế và Chức vụ - Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với các cơ quan chức năng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức tiêu hủy 13 cá thể Voọc Chà vá chân đỏ, là tang vật trong vụ án vận chuyển ĐVHD quý hiếm ngày 8/7 trước đó.
Chà vá chân đỏ hay voọc ngũ sắc (Pygathrix nemaeus nemaeus) thuộc nhóm 1B của Nghị Định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Nguồn tin:
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2012/8/178586.cand
Ra quân truy quét các cơ sở kinh doanh thịt thú rừng
Ngày 21/8, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng huy động hơn 125 cán bộ, nhân viên kiểm lâm và Cảnh sát môi trường đồng loạt truy quét các cơ sở kinh doanh thịt thú rừng trên địa bàn. Lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 132 kg thịt thú rừng, 124 cá thể động vật sống (trong đó có bảy cá thể cầy hương, năm cá thể kì đà kỳ đà, một cá thể nhím và một cá thể tê tê) và bốn hũ rượu ngâm (ba hũ rắn, một hũ tê tê).
Nguồn tin:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120822/thu-giu-hang-tram-ky-thit-thu-rung.aspx
Thả cá thể khỉ đuôi lợn về tự nhiên
Ngày 20/8, Hạt Kiểm lâm Bắc Hà (Lào Cai) đã tiến hành thả một cá thể khỉ đuôi lợn về rừng tự nhiên. Trước đó, cá thể khỉ bị nuôi giữ trái phép tại một nhà dân huyện Bắc Hà, nhờ tin báo của quần chúng, lực lượng kiểm lâm huyện đã lập biên bản tịch thu và xử phạt hành chính đối tượng vi phạm.
Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) thuộc nhóm 2B của Nghị Định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Nguồn tin:
http://www.vietnamplus.vn/Home/Tha-ca-the-khi-duoi-lon-quy-hiem-ve-rung-tu-nhien/20128/155169.vnplus
Hợp tác quốc tế ngăn chặn buôn bán sừng tê giác
Việt Nam và Nam Phi dựkiến ký một thỏa thuận quan trọng nhằm ngăn chặn nạn săn bắt tê giác và buôn bán sừng tê giác trái phép.
Nam Phi là khu vực phân bố của khoảng 3/4 trong số 20.000 tê giác trắng của châu Phi và 4.800 tê giác đen. Theo thống kê năm 2011, có tới 448 cá thể tê giác bị giết tại nước này và từ đầu năm đến nay đã có gần 300 cá thể bị săn trộm. Sừng tê giác được cho là bị buôn lậu sang khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Nguồn tin:
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/85442/vn-hop-tac-nam-phi-ngan-buon-sung-te-giac.html
Đọc thêm thông tin về tê giác tại: http://thiennhien.org/bao-ve-dong-vat/bao-ve-te-giac
Cùng tham gia
Bình chọn các clip đặc sắc của cuộc thi làm phim “Nói không với mật gấu”
Cuộc thi làm phim “Nói không với mật gấu” đang bước vào giai đoạn cuối cùng và sắp tìm ra chủ nhân của giải thưởng Video được yêu thích nhất. Để ủng hộ các bạn trẻ, ủng hộ các nỗ lực bảo vệ các loài gấu của Việt Nam, mời bạn xem và bình chọn cho các clip đặc sắc tại địa chỉ www.envietnam.org/baovegau.
Vòng bình chọn của cuộc thi được kéo dài đến hết ngày 31/08/2012. Lễ công bố và trao giải cho người thắng cuộc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2012.
Đề cử giải cống hiến bảo vệ ĐVHD
Đầu năm 2013, ENV sẽ tổ chức buổi lễ trao Giải Cống hiến Bảo vệ ĐVHD nhằm vinh danh các cá nhân đã có đóng góp nổi bật trong nỗ lực bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam. Đối tượng trao giải trong lần này là các cá nhân xuất sắc thuộc các lực lượng thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD, một nhà báo tiêu biểu và một công dân có thành tích nổi bật.
Thời gian nhận đề cử bắt đầu từ ngày 10/8/2012 đến 17:00 ngày 31/10/2012. Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào đầu năm 2013. Xem thông tin chi tiết tại đây.
Hãy gặm móng tay của bạn thay vì sử dụng sừng tê giác!
Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam chính là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài tê giác Java. và cũng là tác nhân chính yếu gây ra cái chết của 448 cá thể tê giác tại Nam Phi trong năm 2011. Thói quen sử dụng sừng tê giác của người Việt đang thực sự làm suy giảm số lượng loài này tại Nam Phi. Hãy là người tiêu dùng thông thái, gặm móng tay của mình nếu bạn thấy cần phải sử dụng sừng tê giác. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng truy cập http://thiennhien.org/bao-ve-dong-vat/bao-ve-te-giac.
Cam kết không sử dụng mật gấu và các sản phẩm từ gấu
Nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm từ gấu đã và đang đẩy các loài gấu của Việt Nam tới bên bờ tuyệt chủng. Hơn thế nữa, mật gấu không phải là thần dược, sử dụng mật gấu thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính bạn và các loài gấu của chúng ta khỏi nguy cơ tuyệt chủng bằng cách cam kết không sử dụng mật gấu và các sản phẩm từ gấu tại đây.
Tham gia Fanpage của ENV
Để ủng hộ và tham gia các hoạt động bảo vệ ĐVHD cùng ENV, mời các bạn tham gia vào trang Facebook của ENV. Tại đây, các bạn sẽ thường xuyên được cập nhật các thông tin về hoạt động của Mạng lưới Bảo vệ ĐVHD, thông tin về nạn buôn bán ĐVHD và có cơ hội giao lưu với nhiều bạn trẻ khác có cùng mong muốn góp sức bảo vệ các loài ĐVHD của Việt Nam.
http://www.facebook.com/ENVvolunteers (Tiếng Việt)
http://www.facebook.com/EducationforNatureVietnam (Tiếng Anh)
Phòng Truyền thông và Nâng cao Nhận thức
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)
Số 5 ngõ 192 Phố Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Hòm thư số 222 - Bưu điện Hà Nội
Điện thoại/Fax: +84 4 3514 8850, 094 635 8488
Email: communication.env@gmail.com
Website: http://www.thiennhien.org/ (Tiếng Việt), http://www.envietnam.org/ (Tiếng Anh)
http://www.savingvietnamswildlife.org/ (Trang web về nạn buôn bán ĐVHD, tiếng Anh)
Twitter: https://twitter.com//#!/edu4naturevn