17:17 | 10/12/2012
*Bà Hoàng Thị Tơ, Chủ tịch HLHPN phường Ô Chợ Dừa,quận Đống Đa, Hà Nội
Ô Chợ Dừa là một Phường có dân số đông tới 37 nghìn dân. Chất lượng cuộc sống không đồng đều, tuy là một phường nằm trong Thành phố Hà Nội nhưng còn một số khu dân cư gặp nhiều khó khăn: thu nhập thấp, môi trường ô nhiễm( Trại Tóc, Trại Nhãn, HTX Hào Nam…) chính vì vậy Ban Quản lý Dự án chọn Ô Chợ Dừa là một trong 4 Phường điểm của Thành phố để “Dự án Môi trường và Cộng đồng” để triển khai.
Trước khi Dự án“ Môi trường và Cộng đồng”( Trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân lực( C&D) chủ trì, với sự hỗ trợ của tổ chức Tái tạo Năng lượng Đan Mạch( OVE)) vào, chính quyền Phường cũng rất trăn trở làm thế nào để giải quyết những khó khăn về cuộc sống của dân ở những vùng này. Trong lúc phường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về tài chính liên quan đến các quy định của chính sách về tu bổ ,sửa chữa những đoạn đường nhỏ lẻ nằm sâu trong các khu dân cư mầ đường không ra đường, ngõ không ra ngõ của những làng, dân sống chen chúc từ bao năm nay, giờ chuyển lên phố. Mặt đường hầu như rất hẹp thông thường khoảng 1m, chỗ rộng 1m2 có những choc xhir đọ 80-90 cm. Chất lượng mặt đường quá xuống cấp, cao thấp ghồ ghề. Đường thoát nước càng gặp nhiều cản trở do xây dựng không có quy hoạch, không có ý thức của người dân nên nhiều đoạn thoát nước và cả hố ga bị lấp đi theo năm tháng. Vì những khó khăn trên nên dân ở những khu vực này gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại ,sinh hoạt đặc biệt những ngày mưa to, gió lớn, nước ngập quá đầu gối, thoát chậm gây úng đọng lâu ngày làm ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Khi Dự án xuống làm việc với Phường, được sự hưởng ứng và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo Uỷ ban đã thống nhất chọn ra những điểm dân cư có đặc thù trên. Với cách làm hết sức khoa học, chặt chẽ, sát thực của cán bộ Dự án Môi trường và Cộng đồng, qua các cuộc họp dan, tiếp xúc lấy ý kiến của người dân theo phương thức bỏ phiếu đồng thuận hay không đồng thuận ở từng điểm trong số những điểm đã được Phường giới thiệu. Cuối cùng chọn ra được điểm cần thiết hơn được ưu tiên làm trước. Từ việc làm sát thực, dân chủ như vậy nên chọn ra được Ban điều hành phụ trách công việc có uy tín, có trách nhiệm cùng với cán bộ Dự án bắt tay vào công việc: khai thông cống rãnh, đổ bê tông mặt đường với kinh phí Dự án cấp 70% , dân tự nguyện đóng góp 30%. Kinh phí của Dự án rót về và số tiền dân đóng góp qua bộ phận kế toán, thủ quỹ ( dân bầu) một cách chặt chẽ và công khai, minh bạch dưới sự chỉ đạo của đồng chí phụ trách chung.
Việc chọn ra một đơn vị nhận thầu cũng hết sức chặt chẽ, khoa học. Đơn vị trúng thầu được chọn một trong số các đơn vị dân giới thiệu theo cách làm tương tự cách chọn điểm của Dự án. Vì vậy đơn vị trúng thầu cũng là đơn vị có uy tín, trách nhiệm cao, giá cả hợp lý…
Mặc dù vậy nhưng khi đơn vị thi công vẫn có sự giám sát chặt chẽ của tổ kỹ thuật cộng đồng nên trong thi công mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, kỹ thuật và chất lượng đoạn đường đảm bảo. Cống rãnh được khơi thông, có những đoạn rãnh nước , hố ga bị lấp, đường nước ngầm nhằng nhịt tắc cả đường thoát nước đều được người dân và nhất là những người cao tuổi sống lâu trong làng xóm sẵn sà ng xung phong ra tìm nơi bế tắc.
Có sự đồng tình của người dân, sự tận tâm của cán bộ Dự án nên đoạn đường ngõ 318 Đê La Thành và ngõ 217 của Vũ Thạnh, Hào Nam được hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo. Nay các đoạn đường trên vẫn được sử dụng rất hiệu quả, không bị long tróc, nứt rạn, đường ngõ phẳng phiu, sạch sẽ. Nếu có mưa thì nước thoát rất nhanh, dân không bị cảnh úng ngập, lầy lội và mất vệ sinh như trước. Qua đây thì ý thức bảo vệ con đường, ngõ phố và bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên rõ rệt.
Dự án Môi trường và Cộng đồng không chỉ giúp cho Nhân dân có những đoạn đường khang trang, các đường thoát nước tốt, môi trường, không khí trong lành sạch đẹp mà còn giúp cho bà con nghèo có thu nhập thấp lấy lãi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo theo phương thức trả dần.
Trước khi được tiếp xúc với nguồn vốn, chị em được tập huấn đầy đủ các buổi về nghiệp vụ tài chính về cách thức tổ chức nhóm, quản lý nhóm, quản lý nguồn vốn sao cho hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Chính vì vậy mà số vốn ban đầu Dự án cho chị em phụ nữ trong phường vay với số tiền đợt 1 là 81 triệu cho 3 nhóm 27 người vay. Tuy số tiền một hội viên vay được không lớn (chỉ là 3 triệu đồng/ người trong một năm), song nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người phụ nữ nghèo có thu nhập thấp vì họ không thể có điều kiện để tiếp xúc với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội Họ cũng không thể xoay xỏa được số tiền dù đó chỉ là vài triệu để buôn bán nhỏ lẻ và phát triển kinh tế gia đình.
Nhờ có Dự án Môi trường và Cộng đồng đã tiếp sức cho chị em có được một số kinh phí ban đầu cần thiết để chị em làm ăn buôn bán nhỏ như: Bán hoa quả,dưa cà, nước chè hay bán quà sang.. một số chị em khác vay để tu bổ, sửa chữa khu vệ sinh, nhà tạm cho sinh viên thuê.. Từ những công việc hàng ngày với số tiền chị em được vay, lại được trang bị và tư vấn về cách thức làm ăn, quản lý vốn của cán bộ Dự án môi trường và các thành viên trong tổ vay vốn nên chị em rất phấn khởi thấy được hiệu quả kinh tế mình làm ra. Số vốn phụ nữ phường tiếp tục được Dự án cho vay 2 lần tiếp sau đó, tổng số tiền là 252 triệu cho 21 nhóm vay. Từ số tiền đó quay vòng và nhân lên trong 4 năm( từ 2008- 2011) lên tới 2 tỷ 878 triệu kể cả gốc lãi và tiết kiệm bắt buộc. Số tiền này đã giải quyết được kinh tế, việc làm cho bản thân chị em mà còn giúp cho chồng con hoặc một số chị em xung quanh tăng thu nhập nhỏ.
Hộ chị Nguyễn Thị Thìn phụ nữ cụm 9B bán hàng ăn sang nay kinh tế gia đình chị đã khá hơn nhiều hay hộ gia đình chị Linh Thị Dậu phụ nữ cụm 8 cũng nhờ vốn vay của Dự án nay gia đình không còn khó khăn thiếu thốn. Điều quan trọng hơn là chị em dần dần có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay của NHCSXH đr kinh tế ngày càng phát triển hơn.
Trong 4 năm qua, được tiếp cận nguồn vốn của Dự án Môi trường và Cộng đồng tình hình kinh tế của hầu hết chị em được cải thiện, đời sống gia đình được nâng lên. Chúng tôi vô cùng biết ơn Dự án và Nhà tài trợ, một mô hình kinh tế vi mô nhưng hiệu quả không nhỏ. Vì vậy sau khi hoàn trả số vốn 250 triệu của Dự án vào cuối tháng 12 năm 2011. Hội phụ nữ phường chúng tôi thấy chị em vẫn thiết tha với mô hình kinh tế này nên chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì, hiện nay còn 5 nhóm tiết kiệm với số tiền vay là 120 triệu cho 40 người vay, và cũng mong được sự quan tâm của Dự án cũng như nhà tài trợ nếu được.