Tiếng nói người dân

20:22 | 09/05/2012

Tôi rất mong sửa đổi Hiến pháp làm sao cho dân được yên tâm làm ăn, nhất là phải có chính sách về đất đai thật công bằng. Chúng tôi ở đây là nông dân, phải có ruộng mới có cái ăn nhưng như nhà tôi bây giờ, 6 nhân khẩu mà chỉ 3 người có ruộng nên rất hay phải đi vay gạo. Tôi ở nơi khác về đây làm dâu, rồi sinh cháu, tăng nhân khẩu nhưng không được chia ruộng...
Tiếng nói người dân

Ý kiến 1 : Nguyễn Thị Hiền, Xóm Thông, xã Hợp Thịnh, Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Tôi rất mong sửa đổi Hiến pháp làm sao cho dân được yên tâm làm ăn, nhất là phải có chính sách về đất đai thật công bằng. Chúng tôi ở đây là nông dân, phải có ruộng mới có cái ăn nhưng như nhà tôi bây giờ, 6 nhân khẩu mà chỉ 3 người có ruộng nên rất hay phải đi vay gạo. Tôi ở nơi khác về đây làm dâu, rồi sinh cháu, tăng nhân khẩu nhưng không được chia ruộng. Nhiều nhà có ruộng từ ngày xưa, bây giờ các cụ đã chết rồi nhưng vẫn có ruộng. Vậy phải có chính sách lấy lại ruộng từ những người đã chết để phân lại cho nhân khẩu phát sinh.

 

Ý kiến 2: Lê Thị Thi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

 Tôi hoàn toàn nhất trí việc người dân được bỏ phiếu bầu cử lãnh đạo các cấp từ xã/phường đến tỉnh/thành phố vì đó là quyền của dân, thể hiện quyền dân chủ của một đất nước. Chủ tịch phường là gần dân nhất, sát với quyền lợi của dân nhất nên chúng tôi phải được bầu người mà chúng tôi tin tưởng, có năng lực thực sự chứ không phải chính quyền đưa cơ cấu vào. Còn đối với với cấp quận, thành phố, các ứng cử viên phải thông tin thật rõ ràng, chính xác, minh bạch về lý lịch của mình, phải đưa ra được các chương trình hành động cụ thể.

 

Ý kiến 3: Bác Nguyễn Văn Nam, xóm Giếng – Hợp Thịnh Kỳ Sơn Hòa Bình

Khi được hỏi về việc Hiến Pháp sửa đổi có phải xin ý kiến của người dân hay không thì bày tỏ “Hiến Pháp là luật quan trọng của đất nước, khi lập ra và sửa đổi đều đã có các chuyên gia, trí thức, những người hiểu biết bàn luận và tham gia góp ý rồi, nên cũng không cần phải xin ý kiến của toàn thể người dân nữa. Vì nhiều khi có nhiều người dân không hiểu, không có nhận thức đúng, ý kiến của họ cũng chưa chắc đã hợp lý”

 

Ý kiến 4: Chị Nguyễn Thị Nhung, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Chị phản ánh “nhân dân chúng tôi rất muốn có quyền thực tế trong việc giám sát các hoạt động của các cơ quan công quyền. Vì đơn cử như trong chuyện giải phóng mặt bằng tại địa phương gần đây, UBND phường đã lấy lí do chúng tôi không nộp đủ giấy tờ đúng hạn nên một số hộ chỉ được đền bù một nửa số tiền so với các hộ khác, trong khi trước đó phường không có bất cứ thông tin gì về việc nộp các loại giấy tờ này cũng như thời hạn là bao lâu”

 

Ý kiến 5: Bác Nguyễn Thị Thu, Xóm Thông, Huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình

Tôi không biết gì về Hiến Pháp cả nhưng sửa đổi thế nào thì sửa đều phải quan tâm tới đời sống của bà con chúng tôi. Lấy ví dụ cụ thể như về y tế, trạm xá là nơi gần dân chúng tôi nhất, có thể tới được nhanh nhất thì lại nghèo nàn nhất, thuốc thì không có mấy, cơ sở thì kém, bác sĩ giỏi cũng không có, bệnh nhẹ thì không sao, chứ bệnh nặng thì chỉ có đi lên tỉnh với lên Hà Nội mà đi xa như thế sao kịp được. Còn nếu đi tuần tự theo từng cấp từ xã tới huyện tới tỉnh mới tới Trung ương thì quá lâu nhưng được hưởng bảo hiểm y tế, còn nếu tự đi thẳng lên Trung ương thì phải tự chi trả. Bất cập lắm!

 

Ý kiến 6: Chị Nguyễn Thị Bích, ấp Thạnh Khương xã Bảo Thuận huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Tôi đâu có biết chữ đâu mà trả lời phỏng vấn, nhà nghèo chỉ có đi làm mướn kiếm ăn chứ có quan tâm gì tới Hiến pháp đâu.

 

QUAY LẠI TRANG TRƯỚC
Tin liên quan
15:18 | 31/01/2013
21:57 | 15/01/2013
17:17 | 10/12/2012
10:29 | 19/09/2012
11:18 | 23/07/2012
20:22 | 09/05/2012
Đăng ký thành viên