Vận động chính sách: “chìa khóa vàng” hướng tương lai

13:57 | 19/09/2012

Các chính sách đã được Chính phủ ban hành và tổ chức thực thi đều có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình thực thi các chính sách đã ban hành trong thực tế nếu thấy cần thiết phải thay đổi chính sách hiện hành để tạo nên những tác động tích cực cho cộng đồng và thực hiện công bằng xã hội tốt hơn thì rất cần sự tham gia của người dân và cộng đồng vào quá trình vận động chính sách...
Vận động chính sách: “chìa khóa vàng” hướng tương lai

 

                                                        Trương Thị Kim Dung (tường thuật)

 

Các chính sách đã được Chính phủ ban hành và tổ chức thực thi đều có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình thực thi các chính sách đã ban hành trong thực tế nếu thấy cần thiết phải thay đổi chính sách hiện hành để tạo nên những tác động tích cực cho cộng đồng và thực hiện công bằng xã hội tốt hơn thì rất cần stham gia của người dân và cộng đồng vào quá trình vận động chính sách. Thông qua hoạt động vận động chính sách, người dân cũng như cộng đồng có cơ hội góp ý cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp giúp họ đưa ra các chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống hơn. Lớp tập huấn cho các thành viên Liên mạng vận động chính sách INPA do Quỹ C&D tổ chức đã diễn ra (trong 2 ngày 8-9/8/2012) tại Hà Nội cũng nhằm đáp ứng mục tiêu đó.

 

 Nội dung tập huấn chủ yếu tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm thực tiễn giữa các thành viên của các tổ chức xã hội (TCXH) về công tác vận động chính sách, lấy chủ đề chính là chính sách cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, cụ thể là:

· Chia sẻ những chính sách về y tế, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, một số kinh nghiệm thực tế về vận động chính sách, những thuận lợi và khó khăn trong công tác này.

· Nhu cầu cụ thể về tăng cường năng lực và kiến thức cho cán bộ thành viên Liên mạng Vận động chính sách trong công tác vận động chính sách;

· Trao đổi về khái niệm chung và các công cụ thường được sử dụng trong công tác vận động chính sách để đạt hiệu quả cao.

I/ Chính sách giáo dục phải đặt lên hàng đầu

* Ông Đặng Như Lợi – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề Xã hội Quốc Hội. Thành viên Hội đồng cố vấn Quỹ Hợp tác và Phát triển:

    Việt Nam là quốc gia đa thành phần dân tộc. Các thành phần thiểu số có số dân gần 11 triệu người, chiếm hơn 13 % dân số cả nước.Trong 54 dân tộc có tới 53 dân tộc ít người. Địa bàn có đông dân tộc ít người cư trú là các  vùng miền núi, biên giới gồm Tây Bắc (có biên giới với Lào, Trung Quốc), Đông Bắc (có biên giới với Trung Quốc), Tây Nguyên (có biên giới với CamPuChia), Bắc Trung Bộ (có biên giới với Lào); với diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích cả nước. Đây là những vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng quan trọng nhưng do địa hình phức tạp hiểm trở (nhiều núi cao, vực sâu, lắm dốc cua tay áo...), khí hậu khắc nghiệt, giao thông chưa tốt, trường học chưa có điều kiện…khiến cho đồng bào dân tộc thiểu số khó thụ hưởng đầy đủ các chính sách Xã hội dành cho họ. Vậy chọn vấn đề gì mang tính thiết thực khả thi để vấn đề đó được thực thi trong VĐCS?  

    Từ thực tế nghiên cứu khảo sát nhiều năm cho thấy rằng: Khi nhiều nơi còn tồn tại tình trạng 49% không biết chữ  thì việc vận động chính sách sẽ bị rất nhiều hạn chế, khó khăn.

    Vậy vấn đề cần tập trung giải quyết là vận động về giáo dục. “Đầu tư rẻ nhất cho an ninh quốc phòng chính là giáo dục”. Khi con người được học hành  thì đầu óc khai sáng mở mang... họ sẽ biết cách làm ăn sao cho hiệu quả nhất, tự ổn định đời sống bản thân và gia đình đồng thời phát triển đất nước giàu mạnh.

II/ Chính sách Y tế vẫn chưa xứng tầm

 *BS Đặng Văn Khoát – Đại diện mạng lưới Y tế - Ban cố vấn INPA:

    Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế xã hội và môi trường. Vấn đề Dân tộc ít người ở Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quốc phòng, như trong các văn kiện từ Đại hội Đảng lần thứ nhất năm 1935 đến Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nhưng trong Chiến lược Dân số Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020, vấn đề đó chưa được nhấn mạnh xứng tầm của nó và trên thực tế các vùng dân tộc ít người vẫn còn rất nhiều khó khăn.

    Nghiên cứu đánh giá chính sách và thực hiện chính sách và thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc 2001- 2008 cho thấy: vẫn tồn tại khoảng trống trong các chính sách. Phân loại chính sách đồng thời theo từng nội dung của sức khỏe sinh sản  và cơ quan ban hành chính sách cho thấy từ năm 2000 trở lại đây, HIV/AISD là vấn đề được ban hành nhiều chính sách nhất (85 văn bản), tiếp theo là Kế hoạch hóa gia đình. Ngược lại, LMAT ít được quan tâm hơn, vô sinh còn là mảng trống đối với hầu hết các văn bản chính sách.

    Căn cứ “đầu vào” khi xây dựng chính sách thì có thể thấy Một số chỉ tiêu thiếu tính khả thi không những ở khu vực miền núi mà còn trên toàn quốc. VD: Tỷ lệ sản phụ đẻ được do nhân viên y tế được đào tạo đỡ là là 97% trên toàn quốc trong mục tiêu chiến lược về chăm sóc SKSS gia đoạn 2001 – 2010 là rất khó thực hiện. Năm 2006, điều tra về Thực trang cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ, Hà Giang đạt có 58,1% và Kon Tum chỉ có 43, 5%.

 Do thiếu tính toán cụ thể nên một số chính sách còn những điểm không hợp lý. Chẳng hạn chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế theo chế độ cử tuyển cho cá vùng mang tính cào bằng. Chi hỗ trợ cán bộ chuyên trách phòng chống HIV?AID dựa trên tiêu chí “xã trọng điểm” hay xã “không trọng điểm” chứ không phải theo số bệnh nhân. Mức chi gấp 2 lần 200.000đồng so với 100.000đ nhưng số bệnh nhân có thể gấp 5 -10 lần

Một số chỉ tiêu chưa được chi tiết hóa cụ thể cho từng khu vực, từng vùng miền vốn có trình độ phát triển rất khác nhau. Việc không xây dựng mục tiêu cho cá vùng miền dẫn đến khó xây dựng kế hoạch thực hiện và đánh giá kế hoạch thực hiện.

Các chính sách còn tính trùng lặp. Khoảng 1/3 số chỉ tiêu của Chiến lược DS trùng lắp với chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia về Chính sách SKSS. Về hệ thống giải pháp cũng có tới 6/7 giải pháp của Chiến lược quốc gia về về Chính sách SKSS tương tự với giải pháp Chiến lược DS

Còn những điểm khác nhau giữa các chính sách. Trong Chiến lược dân số đến năm 2010, mục tiêu đặt mức sinh thay thế của các vùng sâu vùng xa là vào năm 2010, nhưng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010 lại là 2005.

- Một số chính sách chưa dựa trên điều tra thực tế hoặc chưa rà soát các chính sách liên quan. Tình hình này dẫn tới chính sách còn có điểm chưa hợp lý và chưa phù hợp với tình hình thực tế. Quá trình cụ thể hóa chính sách thường chậm. Từ chủ trương của Đảng đến Thông tư hướng dẫn thực hiện kéo dài hàng năm, thậm chí nhiều năm. Do vậy xã hội thường phê phán là luật treo.

Từ tình trạng bất cập kể trên, cần khuyến nghị về phổ biến và lưu trữ chính sách: Các cơ quan ban hành hoặc cơ quan có chức năng quản lý về SKSS nên tóm tắt cô đọng nhất tất cả các chính sách liên quan đến lĩnh vực này và phổ biến cho các cấp hệ thống văn bản chính sách toàn văn và tóm tắt. Cần thực hiện các quy định về lưu trữ các văn bản ở cấp tỉnh , huyện và xã và cần giám sát việc lựu trữ văn bản này.  Sử dụng công nghệ thông tin trong việc phổ biến và lưu trữ văn bản chính sách.

III/  Cẩm nang nhiệm màu

     Sau khi chia sẻ những chính sách về y tế, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số với  ông Đặng Như Lợi – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề Xã hội Quốc Hội, Thành viên Hội đồng cố vấn Quỹ Hợp tác và Phát triển  và BS Đặng Văn Khoát – Đại diện mạng lưới Y tế - Ban cố vấn INPA,  các thành viên INPA  chia thành từng nhóm làm 4 bài tập thực hành kĩ năng chính (Vận động chính sách là gì?. Vận động chính sách là một trong nhiều cách tiếp cận để hình thành hoặc thay đổi chính sách. Vận động chính sách có điểm khác với thông tin giáo dục truyền thông và huy động cộng đồng?.Vận động chính sách như thế nào?).

    Trên cơ sở thảo luận sôi nổi theo tinh thần “vừa học vừa hành” của các thành viên, ông Phan Văn Ngọc- Điều phối hội thảo - Ban điều hành của INPA  khéo léo trình bày các khái niệm và công cụ trong công tác vận động chính sách:

1/ Vận động chính sách (VĐCS) là một quá trình thuyết phục kiên trì sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau tác động vào các cơ quan quyền lực đồng thời huy động cộng đồng nhằm hình thành chính sách mới hoặc thay đổi chính sách đã lỗi thời.

2/ Các hoạt động vận động chính sách tiến hành các bước như sau:  

+ Phân tích và xây dựng chiến lược

+ Nghiên cứu và khảo sát

+ Phát triển mạng lưới và liên minh

+ Vận động hành lang, tranh thủ mối quan hệ cá nhân

+ Phát động chiến dịch

+ Sử dụng thông tin đại chúng

+ Xuất bản phẩm, hội thảo, hội nghị, toạ đàm v.v

Tất cả mọi người đều có khả năng tham gia vận động chính sách dưới các hình thức khác nhau.

Trong khi thuyết trình, Ông Phan Văn Ngọc rất chú ý “nhấn” những điểm mạnh XHDS và những cơ hội, thách thức ...để các thành viên trong lớp tập huấn nắm rõ về VĐCS :

* Điểm mạnh của XHDS:

+ Có thể tiếp cận và được tin tưởng từ  nhóm các nhóm yếu thế.

+ Tận tụy cam kết phục vụ

+ Có khả năng huy động nguồn lực

+ Năng lực và chuyên môn kỹ thuật ngày được nâng cao

+ Có tiềm năng cung cấp các dịch vụ và chương trình mang tính bền vững và có  chi phí thấp, hiệu quả cao.

+ Tiên phong trong xây dựng và thực hiện các sáng kiến cộng đồng

+ Có khả năng thu thập bằng chứng, phản biện xã hội,

+ Kết nối được kinh nghiệm từ cấp độ cộng đồng lên cấp độ Quốc gia

+ Hoạt động hiệu quả khi liên kết hợp tác

 + Có thể làm tốt chức năng giám sát

*Cơ hội:

+ Việt Nam trở thành Quốc gia có thu nhập trung bình, sẽ giảm tài trợ quốc tế, tăng tính tự chủ của địa phương và sự tham gia của tổ chức XHDS.

+ Chính phủ đã dần thừa nhận vai trò của XHDS và môi trường chính sách đã cởi mở hơn

*Thách thức:

+ Quan điểm không thống nhất về vai trò của XHDS đã hạn chế việc tham gia của XHDS vào VĐCS.

+ Cơ chế trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng ( Luật ngân sách không cho phép nhận kinh phí trực tiếp từ CP, Luật Hội chưa có),còn nhiều bất cập trong tham vấn và xử lý những vấn đề có ý kiến khác nhau.

+ Quan điểm không thống nhất về VĐCS.  XHDS còn nhiều hạn chế về kiến thức, năng lực và kinh nghiệm VĐCS. Vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc tiếp cận thông tin

+ Thiếu vắng màng lưới, liên minh, liên kết, những huy động và tập hợp cần cho VĐCS

+  Cơ cấu không ổn định nhất là các nhóm tự lực và tổ chức cộng đồng. Năng lực tổ chức cũng như nhận thức của các bên liên quan, đặc biệt của người nghèo và người yếu thế về những quyền cơ bản còn nhiều hạn chế.  

+ Chính quyền địa phương còn dè dặt trong hỗ trợ các  tổ chức XHDS

Để khắc phục những điểm yếu phát huy điểm mạnh trong công tác VĐCS để chính sách ngày càng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống thì cần phải có “đòn bẩy” vững chắc, đó là:

* Chiến lược nâng cao vai trò của XHDS:

+ Nâng cao năng lực tổ chức,đặc biệt là năng lực lãnh đạo và năng lực VĐCS

+ Đăng ký tư cách pháp nhân: cung cấp và hỗ trợ hướng dẫn,đơn giản hóa thủ tục..

+ Vận động CP,TTĐC và cộng đồng  về vai trò ngày càng rộng lớn hơn của XHDS – Tạo môi trường thuận lợi cho sự thay đổi

+ Thay đổi Luật ngân sách và Luật về Hội

 

 

QUAY LẠI TRANG TRƯỚC
Tin liên quan
14:58 | 31/01/2013
21:22 | 15/01/2013
17:15 | 10/12/2012
13:57 | 19/09/2012
11:38 | 23/07/2012
18:07 | 05/06/2012
20:26 | 09/05/2012
20:25 | 09/05/2012
19:44 | 09/05/2012
Đăng ký thành viên