14:58 | 31/01/2013
Phổ Minh - Kinh Bắc (bình chọn)
1/ Hội thảo “Đóng góp ý kiến về sửa đổi Luật đất đai 2003”
Để bộ Luật Đất đai hoàn thiện hơn, góp phần vào sự phát triển của đất nước, ngày 15/10/2012 tại Hà Nội, Quỹ Hợp tác và Phát triển (C &D) phối hợp với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội tổ chức cuộc Hội thảo “Góp ý kiến về sửa đổi luật đất đai”. Hội thảo đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp sắc sảo với những tham luận khoa học (thực chất là các công trình nghiên cứu, khảo sát công phu) của các chuyên gia, các nhà khoa học, tổ chức quốc tế, và đặc biệt có đại diện của người dâncủa 3 tỉnh: Bắc Giang, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh tại các vùng mà Quỹ Hợp tác – Phát triển và mạng lưới INPA khảo sát lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật sửa đổi Đất đai năm 2003.
Tất thảy các ý kiến trong Hội thảo đều tập trung vào các vấn đề về giao đất và cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai... Mọi người tham gia đều nhất trí kiến nghị 6 vấn đề lớn được tổng hợp từ những tham luận khoa học và những ý kiến trình bày, chia sẻ của Hội thảo gửi lên Quốc Hội.
2/ Hội thảo "Tăng cường sự tham gia của người dân đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến Pháp 1992, giai đoạn 2011 - 2013"
Thực hiện theo chủ trương của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam về việc sửa đổi Hiến pháp 1992 cho phù hợp với xu thế phát triển và tình hình Chính Trị - Kinh Tế - Xã Hội trong thời kỳ mới.
Trên tinh thần từ góc độ của người dân và các tổ chức xã hội, để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế, INPA đã phối hợp với Quỹ Hợp tác và Phát triển (C &D tham gia đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiến pháp thông qua nghiên cứu “Tăng cường sự tham gia của người dân đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến pháp, giai đoạn 2011-2013”. Để tiếp tục hoàn thiện báo cáo nghiên cứu cho việc đệ trình lên các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về nội dung đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992, Liên mạng INPA cùng Quỹ Hợp tác và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế về kết quả của nghiên cứu.
Trong suốt quá trình Hội thảo, liên tục các đại biểu sôi nổi tham luận, đóng góp các ý kiến xác đáng vào nhiều vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó đặc biệt tập trung vào “Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ công dân”; “ Tổ chức Xã hội”.
Sau hội thảo, tất cả các kiến nghị, các nội dung chính cuộc Hội thảo đến được các cơ quan hữu quan để Hiến pháp mới này sẽ thực sự là của dân, vì dân và tạo sức bật mới cho sự hưng thịnh nước nhà và cho thế hệ mai sau. mong muốn rất lớn rằng các tổ chức xã hội được đóng góp nhiều hơn, vai trò được khẳng định rõ hơn để thực hiện trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
3/ Hội thảo "Văn Hóa, Nghệ thuật và Phát triển – đóng góp của nghệ sỹ cho phát triển".
Nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của các dự án có liên quan tới Nghệ thuật, văn hoá và phát triển; tạo một diễn đàn thảo luận và trao đổi giữa các tổ chức xã hội, các tổ chức độc lập và các nghệ sỹ để xây dựng một xã hội sáng tạo, sôi động, toàn diện và bền vững tại Việt Nam; Quỹ Hợp tác và Phát triển (C&D Foundation) kết hợp với các nghệ sĩ của Liên hoan âm thanh Hà Nội, các tổ chức, các doanh nghiệp tổ chức Hội thảo "Văn Hóa, Nghệ thuật và Phát triển – đóng góp của nghệ sỹ cho phát triển". Nội dung Hội thảo tập trung vào 3 vấn đề chính:
- Hướng tới cộng đồng, đặc biệt là nhóm thiệt thòi.
- Quan trọng là phải tạo cho người nghèo có điều kiện phát triển
- Tạo sự liên kết quảng bá cho các nghệ sĩ
Tham gia Hội thảo có các nhà khoa học thuộc Ban tôn giáo Chính phủ; Hội di sản văn hóa Việt Nam; Ủy Ban UNESCO Việt Nam; Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Bắc Giang (đang xây dựng); UBND tỉnh Bắc Giang và các nhà doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà quản lý, các đoàn thể xã hội...tham gia.
Các tham luận khoa học và những ý kiến trao đổi đều hướng tới 3 vấn đề chủ yếu:
- Vai trò của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội của người Việt xưa và nay.
- Giá trị đặc sắc của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.
-Phương thức gìn giữ và phát huy...
5/ Tập huấn “Vận động chính sách" cho các tổ chức Phi chính Phủ
Các chính sách đã được Chính phủ ban hành và tổ chức thực thi đều có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình thực thi các chính sách đã ban hành trong thực tế nếu thấy cần thiết phải thay đổi chính sách hiện hành để tạo nên những tác động tích cực cho cộng đồng và thực hiện công bằng xã hội tốt hơn thì rất cần sự tham gia của người dân và cộng đồng vào quá trình vận động chính sách... Các chính sách đã được Chính phủ ban hành và tổ chức thực thi đều có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình thực thi các chính sách đã ban hành trong thực tế nếu thấy cần thiết phải thay đổi chính sách hiện hành để tạo nên những tác động tích cực cho cộng đồng và thực hiện công bằng xã hội tốt hơn thì rất cần sự tham gia của người dân và cộng đồng vào quá trình vận động chính sách. Thông qua hoạt động vận động chính sách, người dân cũng như cộng đồng có cơ hội góp ý cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp giúp họ đưa ra các chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống hơn. Lớp tập huấn cho các thành viên Liên mạng vận động chính sách INPA do Quỹ C&D tổ chức đã diễn ra (trong 2 ngày 8-9/8/2012) tại Hà Nội cũng nhằm đáp ứng mục tiêu đó.
6/ Hội thảo: “Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ Dự án Môi trường và Cộng đồng – Mô hình cải tạo môi trường bền vững có sự tham gia của cộng đồng”
Do Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn nhân lực, Quỹ Hợp tác và Phát triển với sự hỗ trợ của Tổ chức Tái tạo Năng lượng Đan Mạch (OVE), tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đại diện Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nội Vụ, Bộ Y Tế, đại diện các tổ chức xã hội dân sự, đại diện các cấp chính quyền địa phương tại các vùng Dự án, đại diện các cộng đồng hưởng lợi từ Dự án.
Dự án “Môi trường và cộng đồng” tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể là 5 phường nội thành (Thanh Xuân Bắc, Thượng Đình, Ô Chợ Dừa, Văn Chương, Quỳnh Mai) và 2 xã ngoại thành (Kim Chung, Hải Bối).
Sau hơn 8 năm (2004 – 2012) Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn nhân lực (C&D) với sự hỗ trợ của Tổ chức Tái tạo Năng lượng Đan Mạch (OVE), thực hiện Dự án: “Môi trường và Cộng đồng” đã thu được những thành công và những bài học kinh nghiệm nhất định. Ảnh hưởng tốt đẹp của Dự án: các cộng đồng mục tiêu được cải thiện môi trường sống. Ý thức người dân về bảo vệ môi trường được nâng cao. Học hỏi được phương pháp tiếp cận của Dự án và tự tổ chức thực hiện được các mô hình cải tạo ở cộng đồng.. Cộng đồng được tham gia, quyết định và hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình cải tạo của mình. Các cộng đồng chủ động thuyết phục các cơ quan, tổ chức đoàn thể, cộng đồng khác trên địa bàn mà cũng hưởng lợi từ mô hình cùng tham gia đóng góp kinh phí thực hiện cải tạo.
Như người gieo hạt ươm mầm trên những địa hình gian nan và bất trắc “chín nắng mười sương” nhìn lại thành quả thu lượm của mình để không chỉ đúc kết kinh nghiệm tạo ra cơ sở cho hoạt động ấy tiếp tục phát triển bền vững lâu dài, hứa hẹn mọi sự bội thu hơn.