Minh Bạch và Trách nhiệm Giải trình

14:44 | 31/01/2013

Là tổ chức tự lập, vì cộng đồng, phi lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển với quyền lợi, tính minh bạch, tính dân chủ rộng mở giúp tăng cường giá trị của CSOs đối với bình đẳng và công bằng xã hội. Trách nhiệm giải trình không đơn thuần là những báo cáo tài chính, mà còn là sự tăng cường thống nhất về thể chế và sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên liên quan.
 Minh Bạch và Trách nhiệm  Giải trình

 


Minh Bạch và Trách nhiệm

Giải trình

 

                                   Phóng sự của Nguyễn Hạnh Mai

 

           Minh bạch và giải trình là một giải pháp quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Là nhân tố quan trọng để xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

       Phát biểu tại cuộc tọa đàm  “Thúc đẩy hiệu quả phát triển cho các tổ chức xã hội Việt Nam về minh bạch và trách nhiệm giải trình” do Trung tâm nghiên cứu bền vững MSD tổ chức tại Hà Nội ngày 22- 11- 2012” ông Vũ Quốc Tuấn- Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng nói:

         “Trong các tổ chức xã hội dân sự, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình vốn là một vấn đề thuộc nguyên tắc tổ chức, là cốt lõi, xuyên suốt, là lẽ sống tự thân của các tổ chức xã hội. Tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm”.

        Bà Nguyễn Phương Linh Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững trình bày Khung hiệu quả phát triển cho các tổ chức xã hội Việt Nam trong minh bạch và giải trình:

         - Thực hiện tám nguyên tắc ISTANBUL. Tôn trọng, phát huy quyền con người và công bằng xã hội. Hiện thân của bình đẳng giới và phát huy quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Tập trung và thúc đẩy các vấn đề trao quyền, quyền sở hữu dân chủ và sự tham gia. Thúc đẩy bền vững về môi trường. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Theo đuổi sự hợp tác công bằng và đoàn kết. Sáng tạo, chia sẻ tri thức, cam kết, trao đổi học tập. Cam kết thừa nhận những thay đổi bền vững.

Từ đó tạo môi trường cho CSOs toàn cầu. Tất cả

các chính phủ đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ với các quyền cơ bản của con người và tạo điều kiện cho việc tổ chức và tham gia vào tiến trình phát triển.

         Những lĩnh vực tập trung với các đối tác chính phủ và các nhà tài trợ chính thức bao gồm: nhìn nhận CSOs như là thành tố cơ bản để phát triển. Cấu trúc các đối thoại chính sách để tăng cường hiệu quả phát triển. Có khả năng giải trình và minh bạch trong các chính sách phát triển. Tạo môi trường tài chính thuận lợi cho sự phát triển của CSOs.

      Là tổ chức tự lập, vì cộng đồng, phi lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển với quyền lợi, tính minh bạch, tính dân chủ rộng mở giúp tăng cường giá trị của CSOs đối với bình đẳng và công bằng xã hội. Trách nhiệm giải trình không đơn thuần là những báo cáo tài chính, mà còn là sự tăng cường thống nhất về thể chế và sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên liên quan.

      Câu hỏi đặt ra là: Minh bạch, Giải trình với ai?

-         Với chính phủ, nhà tài trợ, các bên liên quan khác và cộng đồng.

   Minh bạch và Giải trình chống tham nhũng

          Việt Nam tham gia Công ước Liên hiệp Quốc về phòng chống tham nhũng, ký năm 2003. Hiện nay, tình hình tham nhũng tại Việt Nam được xếp vào diện “không nhì, thì ba” của thế giới. Luật chống tham nhũng ra đời 2005, hiện đang sửa đổi và dự định sẽ thông qua kỳ họp Quốc Hội lần thứ 14 cuối năm 2012. Nhưng chưa thông qua được.

       Chiến lược Quốc gia về phòng chống tham nhũng tầm nhìn 2020 nhận định:

        “Càng hội nhập quốc tế, càng có nhiều cơ hội phát sinh tham nhũng ở phạm vi rộng hơn, khó nhận diện hơn và khó xử lý hơn vì có thêm tác động từ các cá nhân và tổ chức nước ngoài”.

        Việt Nam cải thiện hệ thống thể chế hiện hành nhằm thực hiện chủ trương phòng chống tham nhũng như: Lập Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Thanh tra chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.

       Ông Phạm Hoàng Hải quản lý dự án xây dựng tính nhất quán và minh bạch trong kinh doanh tại VN (ITBI)

cho biết:

-         Tham nhũng vẫn là một trong những nhân tố cản trở sự phát triển kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam. Nan tham nhũng xảy ra trong hầu hết các ngành nghề kinh tế và trong hệ thống cơ quan nhà nước. Qua năm năm thực hiện luật phòng chống tham nhũng, xếp hạng của Việt Nam không có gì cải thiện. Theo tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2011, VN đứng thứ 112/ 183 quốc gia.

       Nhìn nhận về quan hệ tham nhũng giữa Nhà nước và Doanh nghiệp thể hiện nhiều nhất là quà biếu, “cảm ơn” đối với cán bộ xử lý hồ sơ xin cấp quyền sử dụng đất chiếm 86,8 %. Các ngành nghề có tình trạng tham nhũng cao nhất là quản lý đất đai, quản lý tài nguyên, cảnh sát kinh tế, cảnh sát giao thông, thuế, hải quan, kho bạc, xây dựng, ngân hàng, kế hoạch đầu tư, y tế, giáo dục…

            Doanh nghiệp là nạn nhân của các loại tham nhũng về đăng ký kinh doanh, thủ tục đất đai, vay vốn ngân hàng.

         Mục tiêu dự án của ITBI là làm thay đổi tích cực xu thế doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh trên nền tảng đạo đức.

        Nỗ lực thay đổi từ phía chính phủ. Một số điểm mới trong dự thảo sửa đổi luật chống tham nhũng năm 2005 là:

           - Công khai tài sản. Bảo vệ người tố cáo tốt hơn. Quyền tiếp cận thông tin. Vai trò của luật sư. Quyền yêu cầu trực tiếp đối thoại với cơ quan nhà nước. Rút ngắn các thủ tục chuyển từ khiếu nại hành chính sang khởi kiện ra tòa án. Nâng cao trách nhiệm giải trình. Có quy định về mâu thuẫn lợi ích và quy tắc ứng xử được chấp nhận rộng rãi hơn trong các tổ chức nhà nước. Vai trò của giới báo chí truyền thông.

        Xu thế của Doanh nghiệp chống tham nhũng

       Ông Phạm Hoàng Hải khẳng định càng hội nhập thị trường quốc tế càng cần tiêu chuẩn hóa hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng minh bạch. Những doanh nghiệp yếu kém, phát triển không bền vững sẽ dễ dàng bị loại khỏi sân chơi khi gặp khủng hoảng kinh tế.

       Trong 9 tháng đầu năm 2012 khoảng 40.200 doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 6,5% cùng kỳ năm 2011. Mức độ tham nhũng nghiêm trọng đã trở thành gánh nặng với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làm ăn không lành mạnh bị tham nhũng kéo vào vi phạm pháp luật.

        Yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác khi thực hiện mở rộng thị trường và từ khách hàng. Hj càng ngày càng trở thành những người tiêu dùng thông minh, luôn rất nhạy cảm với sản phẩm, dịch vụ từ tên tuổi dính với vấn đề pháp lý.

         Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất lành mạnh đang hành động tích cực hoàn thiện qui định pháp luật nghiêm túc, minh bạch.

        Nhận thức rõ sự cần thiết phải có bộ qui tắc ứng xử ngày càng cao. Tự cứu mình bằng hoạt động dựa trên nền tảng công khai, minh bạch. Ngày càng nhiều Công ty xây dựng văn hóa công ty, thực hiện những giá trị cốt lõi bao gồm giá trị về minh bạch và đạo đức lành mạnh trong kinh doanh.

         Cam kết cao về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong kinh doanh của mình. Củng cố hệ thống chống tham nhũng nội bộ thông qua chính sách thể hiện tính minh bạch trong ứng xử nội bộ cũng như các đối tác liên quan.

       Thực hiện đối thoại đa phương với các bên liên quan về phương thức hợp tác chống tham nhũng trong kinh doanh.

           Xã hội Dân sự trong Minh Bạch Giải Trình

        Ông Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam cho biết:

-         Diễn đàn Hiệu quả viện trợ Việt Nam với mục tiêu tăng cường khả năng điều phối hoạt động hiệu quả viện trợ. Là diễn đàn chính thức được Thủ tướng phê duyệt cam kết hợp tác minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Chống tham nhũng và các dòng vốn bất hợp pháp. Hỗ trợ người dân khẳng định quyền giám sát. Tạo môi trường thuận tiện cho sự tham gia của các tổ chức xã hội nhân dân trong nước và các INGO. Thực hiện các chính sách và các giải pháp để hỗ trợ cạnh tranh công bằng, tạo môi trường kinh doanh tích cực và mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân vào các chương trình phát triển. Thực hiện các cam kết quốc tế và quốc gia về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Chính phủ Việt Nam và các đối tác cam kết Minh bạch và trách nhiệm giải trình. Công khai các thông tin toàn diện và có tính định hướng tuwng lại về hợp tác và phát triển. Tăng cường giải trình cho nhau thông qua cá khung theo dõi và đánh giá kết quả và theo dõi tình hình hợp tác và phát triển.

         Việc công khai minh bạch của xã hội dân sự (XHDS) Việt Nam là rất cần thiết để nói lên tính đúng đắn về chức năng vì người dân và phát triển tổ chức bền vững.

        Bà Nguyễn Kim Ngân Phó giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) khẳng định “Minh bạch và Giải trình là văn hóa và tồn tại bền vững của tổ chức”.

        Trong lộ trình phát triển SRD đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc minh bạch và cơ chế giải trình là một giá trị của tổ chức. Đáp ứng yêu cầu cả nhà tài trợ và các đối tác. SRD đã thu nhiều lợi ích khi thực hiện minh bạch và giải trình. Mọi việc rõ ràng, công khai, có nguyên tắc, có tổ chức, tạo ra sự thống nhất, trung thực và tin tưởng lẫn nhau. Tạo nên sự hợp pháp cho hoạt động. Nâng cao uy tín hình ảnh, tính chuyên nghiệp của tổ chức. Duy trì và phát huy tốt mối quan hệ với nhà tài trợ, đối tác trong, ngoài nước. Sự tăng trưởng về tài chính ngày càng cao bởi hàng năm cơ quan kiểm toán đánh giá tốt hoạt động tài chính kế toán của SRD và các tỉnh ghi nhận sự đóng góp xuất sắc của SRD vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

           Tuy nhiên, nhiều tổ chức xã hội đang phải đối mặt với vấn đề phát triển bền vững về hoạt động và tài chính.

             Để nâng ao năng lực cho các tổ chức XHDS Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) là một tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã đề xuất dự án “Thúc đẩy hiệu quả phát triển cho các tổ chức xã hội Việt Nam về Minh Bạch và Giải trình”. Dự án được quĩ XHDS của Irish Aids tài trợ và được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phê duyệt. 

             Ngày 22- 11- 2012 tại Hà Nội ông Nguyễn Ngọc Lâm, chủ tịch MSD phát biểu tại lễ khởi động dự án vui mừng trước sự nhiệt tình hưởng ứng thực hiện, với số đăng ký tham gia là đối tác chiến lược của dự án lên tới vài chục tổ chức. Điều đó thể hiện sự mong muốn của các tổ chức XHDS về việc xây dựng tổ chức thành mô hình tốt thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình.

          Xu thế tất yếu của xã hội Việt Nam hiện nay, minh bạch và trách nhiệm giải trình là một yêu cầu cấp thiết để thực hành dân chủ, bảo đảm quyền của người dân tham gia quản lý, xây dựng và bảo về chủ quyền đất nước.

           Minh bạch và trách nhiệm giải trình là công cụ vững bền, là sức mạnh khoa học, trí tuệ, đạo đức là đòi hỏi cấp bách của người dân với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội phải thực hiện.

QUAY LẠI TRANG TRƯỚC
Tin liên quan
14:44 | 31/01/2013
21:01 | 15/01/2013
20:51 | 15/01/2013
16:06 | 20/11/2012
11:43 | 19/09/2012
11:35 | 23/07/2012
18:03 | 10/05/2012
Đăng ký thành viên