15:35 | 20/11/2012
Nguyễn Vũ
Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm tư tưởng phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản (các giải pháp và công cụ) mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước
Những nhà lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách chủ chốt thường rất bận rộn với nhiều công việc khác nhau cần phải giải quyết và họ có thể chưa nắm được thông tin đầy đủ của vấn đề. Các nỗ lực vận động sẽ cung cấp cho những người có thẩm quyền quyết định ra chính sách những vấn đề gắn với cuộc sống. Bởi vậy cần xây dựng Thông điệp để chuyển vấn đề đến với họ nhanh, hiệu quả đối với các vấn đề cần vận động
*Thông điệp là nội dung cơ bản được trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề nào đó mà người truyền muốn chuyển đến người nhận nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Trong vận động chính sách, thông điệp vận động là:
Tuyên bố chính xác và có sức thuyết phục được chỉ ra đối với một nhóm mục tiêu cụ thể.Nó liên quan đến mục tiêu của bạn và bao hàm những điểm chính cần phải đạt được.
Mục tiêu là xây dựng hành động mà bạn muốn nhóm mục tiêu thực hiện.
Mục đích cơ bản của thông điệp là tạo ra hành động mà đối tượng được vận động sẽ thực hiện.
* Các giai đoạn của quá trình tiếp nhận thông điệp vận động:
Đối tượng được vận động nhận biết được vấn đề cần vận động.
Đối tượng được vận động có kiến thức và hiểu
biết sâu sắc hơn về vấn đề vận động.Đối tượng được vận động chấp nhận vấn đề vận động và tin tưởng vào thông điệp.Đối tượng được vận động hành động theo thông điệp.
Bởi vậy thông điệp phải đạt được 5 chữ: SMART
S = Rõ ràng (Specific)
M = Thúc đẩy (Motivational)
A = Hướng về hành động (Action-oriented)
R = Thực tế, hướng về kết quả (Realistic and Result-oriented)
T = Đúng thời gian (Time bound)
*Nội dung, ý tưởng của thông điệp:
Là ý tưởng cơ bản của thông điệp. Nội dung của thông điệp bao gồm mục tiêu muốn đạt được, lý do để đạt mục tiêu, cách thức để đạt mục tiêu và những hành động mong muốn đối tượng được vận động thực hiện. Đây được coi là thông điệp cốt lõi.
Hình thức: Lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh thể hiện để thông điệp được diễn đạt rõ ràng và hiệu quả. Ngôn ngữ, hình ảnh phải phù hợp với đối tượng được vận động.
Gây sự chú ý (giàu tưởng tượng, táo bạo, sáng tạo, bất ngờ); Tiếp cận đến cả lý trí và tình cả; Đưa ra những lợi ích; Sử dụng chứng cứ và số liệu đơn giản ; Sử dụng ví dụ và những tình huống thực tế (tốt và xấu); Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng (phù hợp với từng nhóm mục tiêu). Sử dụng nguồn lực tin cậy ;
Tính đồng nhất
Thông điệp phải gắn với mục tiêu của vận động
Tạo ra thông điệp ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu
nhưng đảm bảo tính khoa học, đúng đắn. Thông điệp đáp ứng tối đa nhu cầu và nguyện vọng của mỗi nhóm đối tượng được vận động
Thông điệp phải tạo được niềm tin cho đối tượng được vận động. Thông điệp phải có lời kêu gọi các đối tượng được vận động có hành động thực hiện các giải pháp của vận động.
Cuối cùng là lựa chọn phương tiện truyền thông Thông điệp :
Ấn phẩm: Tiếp cận đối tượng hạn chế. Thích hợp để tiếp cận những người có ảnh hưởng, nhà chính trị, nhà xây dựng chính sách.
Phát thanh: Phục vụ lượng thính giả lớn; Sử dụng ở những nơi không có truyền hình. Thích hợp để phố biến thông tin: tin tức, phỏng vấn.
Truyền hình: Là phương tiện với chức năng giải trí nhưng rất hữu dụng để phố biến thông tin.
Giao tiếp cá nhân: Có thể gây tác động lớn nhưng số lượng tiếp cận hạn chế. Thích hợp với những vấn đề phực tạp cần phải thương thuyết và đối thoại.