THỰC TRẠNG DỊCH AIDS TẠI VIỆT NAM

17:27 | 15/01/2013

Ngày 20-11- 2012 tại Hà Nội các tổ chức phi chính phủ Việt Nam: INPA, Quỹ Hợp Tác và Phát Triển (C&D) được sự trợ giúp của Tổ chức quốc tế Care, đã trình bày kết quả nghiên cứu “Đánh giá chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản và HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc ít người 2001- 2020)”.
THỰC TRẠNG DỊCH AIDS TẠI VIỆT NAM

 


                                                                                                               Vũ Minh Đức

Các nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang chuyển mạnh về miền núi theo con đường buôn lậu ma túy và nạn mua bán dâm do thiếu phụ nữ tại vài nước láng giềng. Trong khi đó, các chính sách của Nhà nước còn bất cập, bỏ quên cửa ngõ ngăn chặn dịch AIDS khu vực biên giới và miền núi.

*Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc.

Dân tộc Kinh 73.594.427 người (85.7%) điều tra dân số năm 2009, 53 dân tộc ít người, số dân 12,252.570 người (14,3%) (18).

Các dân tộc ít người có tỷ lệ số dân không đồng đều (18)

Hàng ngàn người như Bố Y, 2.276 người

Hàng vạn người như Chu Ru 14.978 người

Hàng chục vạn người như Chăm 132,873 người và Gia Rai 317.537 người

Hàng triệu người như dân tộcTày 1.626.392 người và dân tộc Mường 1.268.963 người.

Các thành phần dân tộc ít người cư trú phân tán, nhưng chủ yếu ở miền núi:

Các dân tộc ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước;  cư trú xen kẽ. Trong 1 đơn vị hành chính, có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống.

Địa bàn có đông dân tộc thiểu số cư trú là vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích cả nước; đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng quan trọng.

Ở Đông Nam Bộ: đất đai màu mỡ, canh tác thuận lợi, kinh tế xã hội phát triển, ổn định

Về văn hoá

Sinh hoạt, di sản văn hoá đa dạng, bản sắc riêng, trong đó có những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia, quốc tế.

Còn những ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, nhiều phong tục tập quán lạc hậu.

Dịch HIV/AIDS:

Tháng 6.2011, Đại hội đồng LHQ thông qua Tuyên bố Chính trị về Tăng cường mạnh mẽ nỗ lực của chúng ta để xóa bỏ HIV và AIDS  và Chính phủ ta cũng đã gửi  Báo cáo tiến độ phòng chống AIDS Việt Nam năm 2012  thực hiện Tuyên bố Chính trị 2011 về HIV/AIDS vào 31.3. 2012 .

Dịch AIDS ở nước ra đang giảm  dần từ 2007 đến nay, nhưng diễn biến vẫn  phức tạp.

Nổi bật là trong 10 tỉnh, thành có tỉ lệ hiện nhiễm HIV trên 10 vạn dân cao nhất trong toàn quốc,

Điện Biên đứng đầu (754 %000) và Sơn La thứ hai (636 %000), trong khi thành phố |Hồ Chí Minh đứng thừ ba ((628%000).

Trong 10 tỉnh, thành đứng đầu đó còn có Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Quảng Ninh là những tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc nước ta.

Theo nghiên cứu tỉ lệ nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nghiên cứu này do Dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tiến hành và xuất bản năm 2007, với 8.212 người dân tộc tham gia phỏng vấn ở 11 tỉnh là Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Đồng Nai, An giang, Kiên Giang và Hậu Giang.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất  là ở nhóm dân tộc Thái Thanh Hoá (3.3%), hầu hết là người có tiêm chích ma tuý.

Các dân tộc khác có tỉ lệ nhiễm HIV thấp hơn: dân tộc Tày, Nùng (0.8%) ở Đồng Nai; H’Mông (0.6%) ở Lai Châu; San Chay, San Dìu (0.5%) ở Thái Nguyên; và Khơme (0.5) ở An Giang. Tỉ lệ nhiễm giang mai cao nhất  là ở nhóm dân tộc Dao (3.3%) ở Văn Chấn, Yên Bái ở các nhóm dân tộc tỉnh khác như An Giang (1.6%); Hậu Giang (1.5%) Kiên Giang (1.4%). 

Tỉ lệ nam giới có quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua cao nhất là ở người H’Mông tại Lai Châu (21.1%) Dao tại Yên Bái (7,1%). Thanh niên H’Mông và Dao từ 15 đến 24 tuổi ở Lai Châu và Yên Bái có quan hệ tình dục sớm hơn, trung vị tuổi là 17 (11-23). Năm 2011, Điện Biên đứng đầu danh sách 10 tỉnh. 

Bà Cao Kim Thoa, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống AIDS tỉnh Điện Biên cho biết: “Số ca nhiễm HIVmới ở tỉnh Điện Biên tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã phát hiện mới 270 ca nhiễm HIV, nâng con số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn lên 1.748 người.

Điều đáng quan tâm là mức độ nhiễm HIV trên địa bàn tăng nhanh, nếu năm 2007 cứ 2 ngày có 3 người nhiễm nay đã tăng lên 2 người nhiễm/ngày.” 

Tỉ lệ luôn sử dụng bao cao su với bạn tình bất chợt ở Lai Châu là 31.8% và Yên Bái là 20,0%.

Tỉ lệ nữ dân tộc Dao có quan hệ tình dục bất chợt là  trong 12 tháng qua tới 3% và tỉ lệ dùng bao cao su chỉ có 10%.

Tỉ lệ sử dụng ma tuý trong nhóm 15-49 tuổi rất cao ở người H’Mông Lai Châu (10.5%).

Tỉ lệ tiêm chích ma tuý rất cao ở Thanh Hoá (93.3%).

Tỉ lệ thanh niên 15 đến 24 tuổi có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS ở Thái Nguyên là 38.0%; còn ở các tỉnh khác, tỉ lệ cực kỳ thấp như Lai Châu, Cao Bằng.

Tỉ lệ đã từng làm xét nghiệm HIV cao nhất là ở Thái Nguyên  (6.0%) và thấp nhất là ở Khánh Hoà (1.0%).

Năm 2011, Sơn La đứng thứ hai trong danh sách 10 tỉnh.

Nhưng ba năm trước đây: “Số người nhiễm HIV đã tăng 10 lần. Năm 2008 toàn tỉnh đã có 5.500 trường hợp so với năm 2003. Trong đó, gần 1.000 trường hợp đã chuyển sang AIDS, trên 600 trường hợp đã tử vong..

Sở Y tế Sơn La cho biết, 80% trong số người nhiễm HIV có tiền sử nghiện ma túy, mại dâm. Cho đến nay số cán bô chuyên trách làm tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS vẫn còn rất thiếu, chỉ có 30/203 xã, phường có cán bô làm công tác  này”.  

Ngày 11.3.1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII) đã ban hành chỉ thị số 52-CT/TW về lãnh đạo công tác phòng chống AIDS.

Chỉ thị chưa nói đến miền núi và dân tộc ít người. Lúc đó, tình hình nhiễm HIV ở các tỉnh miền núi chưa trầm trọng như trong vòng 4 năm trở lại đây.

Những khuyến nghị : 

Từ những vấn đề phân tích nói trên và “Bản đồ dịch HIV/AIDS ở Việt Nam năm 2011”, chúng tôi đề nghị:

Nghiên cứu các dữ liệu liên quan đến tình hình dịch AIDS trong giai đoạn 2001 đến nay, tổng hợp và phân tích tình hình và diễn biến dịch theo 7 vùng kinh tế xã hội của nước ta :

Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bô, Tây nguyên, Nam Trung bộ

Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Từ đó, xây dựng Dự án phòng chống HIV/AIDS cho các vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thể hiện được chính sách Dân tộc.

 Bình đẳng về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ giữa các dân tộc.

 Đoàn kết các dân tộc cho sự nghiệp y tế.

 Tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa miền núi và miền đồng bằng.

 Thay đổi phương thức quản lý tiền đầu tư cho miền núi minh bạch, công khai, để từng người dân thôn xóm tự kiểm soát và xây dựng quản lý. Cơ chế công khai minh bạch trong kinh phí đầu tư chúng ta có thể học tập kinh nghiệm từ Tổ chức Ngân hàng Thế Giới đang hoạt động tại Việt Nam.

   

QUAY LẠI TRANG TRƯỚC
Tin liên quan
11:43 | 31/01/2013
17:27 | 15/01/2013
15:35 | 20/11/2012
11:58 | 19/09/2012
15:26 | 30/07/2012
19:12 | 09/05/2012
Đăng ký thành viên