Tết Phương Tây

14:49 | 31/01/2013

"Happy New Year”, lời chúc đó được người phương Tây sử dụng vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với mục đích chào hỏi và chúc tụng. Ngày nay, câu nói đó được những người hiện đại sử dụng rộng rãi hơn...
Tết Phương Tây

 


Tết Phương Tây

 

Sưu tầm trên http://newvietart.com

 

Sự hình thành của những ngày Tết

Lễ kỉ niệm năm mới có lịch sử hình thành sớm nhất trong tất cả những ngày lễ. Nó bắt nguồn từ xứ Babylon cổ đại khoảng 4000 năm trước. Đối với người Babylon, năm mới bắt đầu từ dịp Trăng thượng tuần đầu tiên sau thời điểm xuân phân ( ngày đầu tiên của mùa xuân ).

Như vậy có thể biết được ở xứ Babylon , người ta đã quan niệm từ rất lâu rằng mùa xuân là mùa đầu tiên của năm với một lập luận có tính logic về thời gian. Họ cho rằng mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, là mùa mà mọi vật quay trở lại thời kì đầu tiên của vòng tuần hoàn. Mặt khác đối với họ ngày mùng 1 tháng 1 không mang ý nghĩa quan trọng về thiên văn , cũng không mang ý nghĩa nhiều về nông nghiệp, hoàn toàn chỉ là do quan niệm.

Người Babylon đón năm mới trong 11 ngày, mỗi ngày mang một ý nghĩa khác nhau. Nhưng ngày nay, tất cả những ngày đó chỉ chứa một nội dung duy nhất là đón chào năm mới.

Trước đây người La Mã đón năm mới vào thời điểm cuối tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên thời điểm này luôn bị xáo trộn vì mỗi hoàng đế lên trị vì lại có một cách tính lịch riêng. Để thống nhất, vào năm 153 trước Công Nguyên, những người đứng đầu đế chế đã quy định thời điểm đầu năm bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 và lễ kỉ niệm năm mới vẫn là thời điểm cuối tháng 3 hàng năm.

Sau này bằng ảnh hưởng của mình, Julius Caesar bắt vương quốc mình phải sử dụng bộ lịch mang tên Julian và quy định lễ kỉ niệm năm mới là ngày mùng 1 tháng 1. Nhưng bộ lịch này một năm kéo dài đến 445 ngày để phù hợp với sự hoạt động của mặt trời.

Đế chế La Mã tiếp tục sử dụng bộ lịch Julian và có những lễ kỉ niệm năm mới dựa trên nó trong gần một thiên niên kỷ sau. Nhưng vào thời kì này, đạo Cơ Đốc bắt đầu trở nên phổ biến, Nhà thờ đã có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống xã hội và những người theo nó có những lễ kỉ niệm riêng đồng thời kiêm luôn việc chủ trì các nghi lễ của những người ngoại đạo, trong khi lễ kỉ niệm năm mới không có gì thay đổi.

Trong suốt thời kì Trung Cổ, nhà thờ vẫn tiếp tục phản đối lễ kỉ niệm năm mới. Và kết quả là ngày mùng 1 tháng 1 trở thành một lễ kỉ niệm trong thời điểm đầu năm của người Phương Tây chỉ khoảng 400 năm trở lại đây.

Những quan niệm để có một năm mới tốt lành:

Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng và quan niệm khác nhau về phong tục đầu năm mới. Tuy nhiên do ảnh hưởng của lịch sử, những phong tục đó không còn bó buộc trong mỗi quốc gia mà phát triển rộng ra một khu vực hay một vùng rộng lớn.

Quan niệm trẻ nhỏ là biểu hiện của năm mới xuất hiện ở Hy Lạp khoảng 600 năm trước Công nguyên. Để có một năm mới tốt lành , họ cho những đứa trẻ nhỏ vào một cái …. giỏ , tượng trưng cho sự hồi sinh mới của vạn vận, và tiến hành những cuộc hành hương vào những ngày đầu năm mới. Những người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng trẻ nhỏ như một biểu tượng cho bắt đầu của vạn vật trong ngày đầu năm.

Mặc dù sau đó chịu sự lên án gay gắt của Nhà thờ nhưng việc coi trẻ nhỏ như một biểu tượng cho năm mới vẫn phổ biến thậm chí còn được nhân rộng hơn nữa. Phong tục này được người Đức mang đến và phổ biến ở Châu Mỹ, thậm chí họ còn sử dụng hình ảnh đó trên đồng tiền từ thế lỷ thứ 14. Cuối cùng thì đạo Cơ Đốc cũng phải chấp nhận bằng cách coi đó là một hiện thân của chúa Jesus hồi nhỏ.

Theo truyền thống của người phương Tây, những gì họ làm hay ăn trong ngày đầu tiên của năm mới có liên quan đến sự may mắn suốt năm đó. Vì lý do này, bữa ăn là thời điểm quan trọng nhất đối với một cá nhân hay một gia đình trong những giờ phút đầu năm. Những bữa tiệc thường kết thúc vào thời điểm giữa đêm sau khi những tiếng chuông báo hiệu năm mới đã đến.

Những món ăn xuất hiện trong bữa tiệc cũng là biểu tượng của sự may mắn. Rất nhiều dân tộc cho rằng những vật giống như chiếc nhẫn thể hiện điều này vì theo họ , vòng tròn là hiện thân cho sự xoay vòng của cuộc sống, cho sự no đủ và may mắn. Người Hà Lan cho rằng ăn bánh rán ( có hình tròn ) mang lại cho họ một tương lai tốt đẹp.

Và rất nhiều vùng trên nước Mỹ coi đậu Hà Lan ( loại đậu tròn màu xanh ) là món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc đầu năm. Bắp cải cũng là một loại rau luôn có mặt trong bữa tiệc này, lá của nó là dấu hiệu của sự thịnh vượng…

“Tết”của người phương Tây:

Năm mới được bắt đầu bằng những cuộc diễu hành với những phương tiện giao thông được trang trí rực rỡ trên đường phố , hay bằng sự tụ họp của hàng trăm nghìn người tại những địa điểm công cộng , cùng nhau uống Sâm-banh và chờ đón thời khắc “giao thừa”. Tuy nhiên kì nghỉ và những hoạt động của họ được bắt đầu từ ngày Thiên Chúa Giáng Sinh (24/12) kéo dài sang đến đầu tháng Giêng năm sau. Đây là thời điểm họ nói những lời chúc tốt lành cho bạn bè và người thân.

Điều đặc biệt tại Mỹ trong ngày đầu tiên của năm mới , người ta thường tổ chức những trận bóng đá khắp nơi trên đất nước.

Tại Châu Âu, năm mới là khoảng thời gian cho những điều mê tín dị đoan hay cho những lời bói toán. Người ta kéo nhau đi xem bói mong tránh được những điều rủi ro trong năm tới. Và ở một số vùng trên đất nước Thụy Sĩ và Áo, mọi người mặc những trang phục kỳ lạ tham gia vào ngày lễ thánh Sylvester.

Năm 314 sau Công nguyên , có một giáo trưởng được tôn là Thánh Sylvester vì mọi người tin rằng ông đã bắt giam được một con quái vật khủng khiếp từ biển cả. Truyền thuyết kể lại rằng cứ sau 1000 năm, con quái vật này lại được giải thoát và lại quấy nhiễu thế giới. Tuy nhiên điều này đã không bao giờ xảy ra và dân chúng rất hài lòng. Kể từ đó tại một số vùng ở Áo và Thuỵ Sĩ, câu truyện được nhớ tới vào mỗi dịp đầu năm và mọi người thường mặc những trang phục lập dị được gọi là Sylvesterklauses.

Tại Hy Lạp , ngày đầu tiên của năm cũng là ngày lễ thánh Basil. Thánh Basil nổi tiếng bởi lòng nhân từ, và những đứa trẻ ở Hy Lạp thường để những chiếc giày của mình cạnh lò sưởi vì chúng tin rằng thánh Basil sẽ tới và ban cho chúng những món quà.

Người Scotlen gọi năm mới là Hogmanay, và tại một số ngôi làng , người ta thường cho nhựa đường vào những cái thùng , châm lửa và lăn chúng trên phố. Làm như thế , năm cũ sẽ được đốt cháy và xua đi để mọi người cùng đón năm mới với hạnh phúc và may mắn.

Người Scotlen cho rằng người đầu tiên vào nhà họ trong năm mới có thể mang lại may mắn hoặc rủi ro. Trong năm đó họ sẽ rất may mắn và hạnh phúc nếu có một người đàn ông với mái tóc đen to lớn đến nhà họ với một món quà trên tay. Cũng giống như người Việt Nam, phong tục đó được gọi là xông nhà đầu năm.

Tại Anh , một đất nước có truyền thống từ lâu đời. Vào đêm “giao thừa”, hàng triệu người tập chung trên những trục đường và những quảng trường chính ở những thành phố lớn. Thời khắc đồng hồ BigBen chỉ 12 giờ cũng chính là lúc họ ôm hôn nhau và nói “Happy New Year”.

Kiêm Thêm

 

 

QUAY LẠI TRANG TRƯỚC
Tin liên quan
10:49 | 07/04/2014
14:49 | 31/01/2013
21:08 | 15/01/2013
16:10 | 20/11/2012
15:23 | 20/11/2012
12:01 | 19/09/2012
11:41 | 19/09/2012
19:38 | 24/07/2012
20:16 | 09/05/2012
Đăng ký thành viên