10:49 | 07/04/2014
Những biểu hiện còn non trẻ và những sự hình thành tiếp theo của chính phủ nhà nước ( trớ trêu thay với sự ủng hộ trong cơ quan lập pháp nhà nước của cùng một đảng mà nó đã phá hủy ), đang được ca ngợi là sự khởi đầu của thứ gì đó giống như một cuộc cách mạng dân chủ hòa bình. Nó đã kích thích được sự tham gia chính trị một cách chưa từng có trước đây khi mà hàng trăm ngàn "dân thường" trên khắp đất nước đã đổ xô đến gia nhập hàng ngũ của một lực lượng chính trị mà họ hy vọng nó sẽ tạo nên những phương thức điều hành tốt hơn. Và nó cũng đã gieo những hạt giống của sự lạc quan mới về khả năng của một hệ thống quản trị nhà nước có đạo đức, có trách nhiệm .
Niềm hưng phấn này có thể là hơi sớm khi mà còn chưa xuất hiện bất kỳ hồ sơ theo dõi hiệu suất nào của AAP trong chính phủ. Nhưng sự đi lên của đảng này không nghi ngờ gì nữa sẽ đại diện cho một sự đột phá khác biệt so với nền chính trị truyền thống và cho thấy một mô hình mới trong ít nhất hai phương diện. Đầu tiên , AAP vượt lên trên chính trị về bản sắc, lợi ích nhóm và thực tiễn thay vì những gì đã được gọi là "chính trị của nhân dân." Trong khi các đảng chính trị khác đã nổi lên từ nền tảng hậu độc lập Ấn Độ và tiếp tục trở thành lực lượng mạnh trong khu vực, họ có thường có phao neo của mình trong bản sắc chính trị của một hay nhiều hình thức khác - đẳng cấp, tôn giáo, dân tộc – những thứ mang đến cho họ nền tảng hỗ trợ chuyên biệt. Ngược lại, tấm ván chính của AAP là quản trị nhà nước tốt . Mặc dù nó đã bị chỉ trích vì tán thành chính sách kinh tế dân túy không tồn tại được lâu dài – bằng cách trợ cấp nước và điện, hệ tư tưởng và chính sách kinh tế của nó chủ yếu hiện đang ở giai đoạn hình thành. Điểm cộng lớn nhất của nó đó là lời hứa hẹn chống tham nhũng và mang sự trung thực để tiến hành quản lý nhà nước. Thành công của nó đã đã đưa vấn đề tham nhũng ở giai đoạn cao trào trở thành vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử toàn quốc sắp tới .
Thứ hai, AAP đã được hình thành nên, không phải bởi sự nghiệp của chính trị gia đang trên đường thừa nhận tên tuổi, dòng dõi chính trị và kết nối doanh nghiệp, mà bằng các nhân tố bên ngoài hệ thống chính trị-những người đàn ông và phụ nữ "bình thường" . Toàn bộ hệ thống lãnh đạo của nó bao gồm các nhà hoạt động hầu như không được biết đến cho đến khoảng ba năm trước, khi phong trào chống tham nhũng bắt đầu xuất hiện ở nước này. Hầu hết các nguồn tài trợ của nó đến từ những sự đóng góp nhỏ - theo một bản phân tích nhữngkhoản đóng góp được đăng tải trên trang web của đảng này, hơn 80.000 người từ khắp nơi trong và ngoài nước đã ủng hộ cho đảng này trước các cuộc bầu cử cấp tiểu bang. Mô hình quản trị nhà nước mà nó đang theo đuổi là một trong những mô hình có sự tham gia sâu rộng của người dân – được lấy cảm hứng từ những thành công của các kinh nghiệm quản trị có sự tham gia của nhân dân chẳng hạn như ở Porto Alegre của Brazil. Bằng việc thường xuyên tổ chức các buổi “Mohalla sabhas” hoặc các cuộc họp khu vực lân cận về tất cả các loại vấn đề trong việc quản trị nhà nước, phương thức này đã trưng cầu ý kiến phản hồi của nhân dân về các vấn đề quan trọng thông qua công nghệ như tin nhắn SMS .
Điều gì đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng này được coi như là một mô hình hoàn toàn khác về quản trị nhà nước? Một lời giải thích duy nhất đó là điều này có thể được xem như một hiệu ứng domino của phong trào minh bạch đã được thực hiện trong nhiều năm. Năm 2005, khi Ấn Độ đã thông qua Đạo luật về Quyền Thông tin, thứ được ca ngợi là "một luật tuyệt vời mang đầy tính cách mạng ", một với tiềm năng "cơ bản làm thay đổi cán cân quyền lực giữa chính phủ và công dân." Tám năm sau, sự nổi lên của AAP dường như cho thấy rằng một sự tái cân bằng quyền lực đang được tiến hành. Các nhóm xã hội dân sự trên khắp đất nước được thừa hưởng luật RTI để khai quật và vạch trần những vụ tham nhũng lớn cả ở cấp cao nhất của quyền lực chính trị, tham nhũng nói chung, sự hoạt động không hiệu quả, và việc cung cấp những dịch vụ hỗ trợ người nghèo trên toàn bộ máy hoạt động của tiểu bang - từ sự lãng phí trong chính quyền thành phố địa phương, sự phân bổ nguồn tiền không hợp lí và rò rỉ trong các chương trình phát triển của chính phủ, đến lừa đảo tinh vi trong ngành viễn thông, thể thao và phát triển nhà ở. Những sự phơi bày này , đang được tiếp tục thúc đẩy bởi sự phát triển và gia tăng trong hoạt động truyền thông của Ấn Độ , đã trở thành một công cụ trong việc tạo ra sự phẫn nộ ở quần chúng khiến AAP trở thành một sự lựa chọn hiển nhiên cho một cử tri đang háo hức cho một phương thức quản trị trung thực hơn . Và các sáng kiến như "Tôi trả tiền hối lộ" đã tiếp tục thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng ở toàn dân.
Đồng thời , sự xuất hiện của AAP như một thực thể chính trị cũng nhấn mạnh những hạn chế về tính minh bạch. Phong trào chống tham nhũng mà từ đó nổi lên AAP - Ấn Độ chống tham nhũng ( IAC) - được thành lập bởi các nhóm xã hội dân sự đã rất tích cực trong việc sử dụng RTI như một công cụ để thu thập thông tin và vạch mặt tham nhũng, nhưng nó cũng nhận ra rằng dù có liên tiếp phơi bày sự tham nhũng hoặc tính không hiệu quả hầu như không có ý nghĩa gì khi mà không có cơ quan điều tra và truy tố độc lập mạnh mẽ, và những biện pháp trừng phạt có tính đe dọa. Một nhu cầu trọng tâm khác của phong trào, chính vì lẽ đó, là việc thông qua một luật chống tham nhũng mà có thể thiết lập một cơ chế để điều tra và truy tố tham nhũng vào "văn hóa không bị trừng phạt . " Sự hình thành của AAP là một nỗ lực để cung cấp cho các cử tri một sự thay thế được thành lập trên cơ sở sự toàn vẹn, một nỗ lực để cố gắng và cải cách quản trị từ bên trong, mặc dù nhiều người trong phong trào đã bị mắc kẹt vào quan điểm cho rằng xã hội dân sự nên cung cấp một áp lực của bên yêu cầu cho vấn đề trách nhiệm , không cố gắng để tiếp nhận sự quản trị nhà nước của chính nó.
Cho dù kinh nghiệm này trong việc thành lập một hệ thống quản trị mới sẽ thành công , cho dù chính phủ mới ở Delhi sẽ thành công trong việc thiết lập một mô hình biến đổi về quản trị, hoặc không dưới áp lực của kỳ vọng , và cho dù chủ nghĩa thực dụng chính trị sẽ thay thế nguyên tắc liên tục - tất cả vẫn còn phải quan sát thêm. Hiệu quả và sự biểu hiện của đảng vẫn chưa được chứng minh và đánh giá , chiến lược của đảng để chống lại ảnh hưởng của quyền lực vẫn chưa được khuếch trương , và ảnh hưởng của các chính sách dân túy của nó như trợ cấp nước và điện vẫn đang được điều chỉnh. Tuy nhiên AAP đã chứng minh rằng sự hữu ích của thông tin có thể trở thành một công cụ để huy động quần chúng và tạo ra các không gian cũng như khả năng để cải cách quản trị sâu sắc hơn. Bài học này cũng có thể tiếp tục tồn tại vượt qua cả sự thành công hay thất bại của bất kỳ một thực thể chính trị hoặc cá nhân nào.
(Trích nguồn: blogs.worldbank.com)