TIN TỨC

[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I] Ông Trần Thế Vượng - Nguyên uỷ viên Uỷ ban Thường trực Quốc hội Trưởng ban Dân Nguyện - chia sẻ ý kiến tại toạ đàm
14:12 | 04/05/2015
Tiếp theo chương trình tọa đàm, dưới sự điều phối của Bà Phạm Thúy Anh là phần tham gia ý kiến của ông Trần Thế Vượng - Nguyên Uỷ viên UB Thường trực Quốc hội, Nguyên Trưởng ban dân nguyện, là người cả đời làm nghề luật và cả đời gắn bó với Quốc Hội.
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I] Ông Trần Đức Lai - Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông - đưa ra ý kiến của mình về luật thông tin
14:10 | 04/05/2015
Bà Phạm Thúy Anh - Chủ tịch Quỹ Hợp tác và Phát Triển giới thiệu ông Trần Đức Lai – Nguyên Thứ Trưởng Bộ Thông tin Truyền Thông, là người luôn đồng hành cùng các bạn trẻ trong diễn đàn, bà cũng cho biết ông Lai luôn sẵn lòng tư vấn cho các bạn với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của mình. Bà cũng giới thiệu Ymedia một tổ chức Báo chí dành cho giới trẻ với mong muốn được truyền thông với xã hội, mong muốn được đưa tiếng nói riêng của mình. Và Bà Thúy Anh rất mong có sự chia sẻ của ông Lai với tọa đàm và đặc biệt là những chia sẻ dành cho Ymedia.
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I] Ông Mai Phan Lợi -  Phó tổng thư ký toà soạn Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh - phát biểu về vấn đề tiếp cận thông tin của báo chí
14:08 | 04/05/2015
Liệu báo chí có phải là nhóm yếu thế trong tiếp cận thông tin hay không? Đó là câu hỏi được đặt ra bởi nhà báo Mai Phan Lợi - Phó tổng thư ký toà soạn Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh đồng thời là Chủ tịch hội đồng khoa học của MEC - tổ chức tập hợp hơn 11.000 nhà báo trẻ thông qua mạng xã hội, trong buổi Tọa đàm chính sách A2I.
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I] Bà Trần Thị Lan Hương - Đại diện Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam -  phát biểu tại toạ đàm
14:07 | 04/05/2015
Trong bài phát biểu của mình Bà Trần Thị Lan Hương cho rằng : “Yếu thế là một khái niệm tương đối. Ai không có thông tin thì được xếp vào nhóm yếu thế. Thông tin là tiền đề của trí tưởng tượng, của tự do và của các giá trị vật chất, thông tin sẽ hướng Việt Nam đến con đường công bằng, dân chủ, văn minh và hướng đến sự thịnh vượng của đất nước."
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I] Bà Nguyễn Thanh Phương- Đại diện đến từ PPWG chia sẻ những hoạt động đang được tiến hành liên quan đến Luật Tiếp cận Thông tin
14:05 | 04/05/2015
Bà Phạm Thúy Anh: “Hôm nay tọa đàm có sự tham dự của chị Nguyễn Thanh Phương, là đại diện của nhóm Thúc đẩy sự tham gia của người dân (PPWG), thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự đặc biệt là nền dân chủ và xã hội minh bạch. PPWG được thành lập từ năm 1999 và bản thân tôi đã được vinh hạnh làm chủ tịch trong những năm 2006-2008. Cho đến nay tổ chức này luôn có những thành viên hoạt động tích cực và tính đến thời điểm này có 275 thành viên là các tổ chức quốc tế, các NGO của Việt Nam và các cá nhân tham gia. Nhóm làm việc đã có những đóng góp rất lớn, thời gian gần đây nhóm tập trung vào việc thúc đẩy 2 luật mới là Luật Tiếp cận thông tin và Luật Hội. Chị Phương là người phụ trách và cũng rất gần gũi với các nội dung về Tiếp cận thông tin của ngày hôm nay nên chúng tôi rất mong được lắng nghe những chia sẻ của chị.”
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I] Bà Trần Thanh  -  đại diện Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn (CRDR) - lên tiếng về quyền tiếp cận thông tin của nông dân nghèo
14:02 | 04/05/2015
Bà Phạm Thuý Anh - Chủ tịch Quỹ Hợp tác và Phát triển mời Bà Thanh - Đại diện của tổ chức NGO tại Hà Tĩnh phát biểu trước toạ đàm. Trước bài phát biểu của bà Thanh, bà Thuý Anh cũng đề cập tới những hoạt động mà Quỹ Hợp tác và phát triển và các NGO địa phương đã cùng tham gia khảo sát, phân tích ngân sách của nhân dân từ cấp xã tới cấp tỉnh để trình lên quốc hội và đạt được những hiệu quả nhất định. Toạ đàm mong muốn được lắng nghe ý kiến của Bà Thanh, của tổ chức NGO Hà Tĩnh về quyền tiếp cận thông tin cho nông dân nghèo.
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I] GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Chuyên gia Luật với những lời chia sẻ hết sức thân mật
13:59 | 04/05/2015
Đến với buổi toạ đàm hôm nay, sau lời giới thiệu của bà Phạm Thuý Anh - Chủ tịch Quỹ Hợp tác và Phát Triển, GS.TS Nguyễn Đăng Dung chuyên gia về Luật chia sẻ thân mật, chân thành pha chút hóm hỉnh: "Người nói giọng của người dân, các chuyên gia cũng hiểu, người dân cũng hiểu. Tôi rất thích hội nghị hôm nay. Tôi có một cái nhìn hơi khác. Tôi nhìn các bạn trẻ ở đây tôi rất là thèm muốn...ở các góc độ khác nhau. Các bạn nói cực hay. Tôi không thể chê. Chỗ nào cũng "number one" "
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I] Ông Hoàng Văn Nghĩa - Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh phát biểu về Nhà nước Pháp quyền và Quyền con người
13:57 | 04/05/2015
Đến với Toạ đàm hôm nay, ông Hoàng Văn Nghĩa - Phó viện trưởng viện nghiên cứu Quyền con người Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: "Giới trẻ không chỉ có nhu cầu và khát vọng lớn lao trong học tập mà còn muốn đóng góp vào tiến trình chung của xã hội, của đất nước." Ông cho rằng Việt Nam đạt trình độ sản xuất luật và chính sách khá cao trong khu vực và trên thế giới tuy nhiên việc thực thi lại rất thấp.
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2] Ông Lê Doãn Hợp - Nguyên bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông -  phân tích khả năng tiếp cận thông tin của giới trẻ
13:55 | 04/05/2015
Hòa cùng không khí sôi nổi của tọa đàm, ông Lê Doãn Hợp - nguyên Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông đi sâu phân tích các thuận lợi và hạn chế của giới trẻ trong việc tiếp cận thông tin. Ông khẳng định rằng, người nào nắm được thông tin và có trí tuệ sẽ nắm thế chủ động và chiến thắng. Tuy nhiên vẫn còn một băn khoăn "Những điều mình biết mình đã làm chưa?".
[TOẠ ĐÀM CHÍNH SÁCH A2I]Báo cáo của đại diện YLeader NGO về Khảo sát tình hình Tiếp cận thông tin của giới trẻ và Kiến nghị trẻ về A2I.
13:53 | 04/05/2015
Bạn Vũ Phượng Nghi - Đại diện YThinktank - Viện nghiên cứu dành cho giới trẻ báo cáo kết quả nghiên cứu về Tiếp cận thông tin cho giới trẻ- Giáo dục, đời sống và pháp luật đã được tiến hành bởi Liên Minh Nữ thủ lĩnh trẻ dưới sự bảo trợ của Quỹ Hợp tác và Phát triển, sự hỗ trợ của bà Phạm Thúy Anh và các cá nhân, tổ chức có uy tín. Phượng Nghi xúc động chia sẻ: "Thật vinh dự cho Phượng Nghi khi được đứng đây nói lên tiếng nói của mình. Các chương trình có thể nói là đã rất thành công ở các tỉnh thành như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên và Hà Nội. Thời gian qua, YThinktank và các tổ chức khác vô cùng cảm kích khi nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiệt tình từ Ngân hàng Thế giới, các cơ quan truyền thông cũng như các chuyên gia hàng đầu."
Trang 5/12
1 ...3 4 56 7 ...12
Ngày 29/5 vừa qua, Diễn đàn Tranh biện trẻ Đông Nam Á về môi trường đã được tổ chức thành công tại khách sạn Hồng Hà- Hà Nội với sự tham gia tích cực của thanh thiếu niên đến từ các nước ASEAN.
Quỹ Hợp tác và Phát triển mong muốn, hướng tới một xã hội mà ở đó Người dân có được cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Một xã hội không còn người nghèo và người yếu thế, xã hội bình đẳng, văn minh và thịnh vượng.
Trong các tổ chức xã hội, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình vốn là một vấn đề thuộc về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội, như là cốt lõi xuyên suốt bốn “tự” đã từng nêu ra (tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm), là lẽ sống tự thân của các tổ chức xã hội.
Năm Ất Tỵ (1905) được xem là năm bản lề của phong trào Duy tân Quảng Nam và cũng là năm khởi đầu của một cuộc vận động, một phong trào cách mạng có ý nghĩa to lớn, có sức sống mãnh liệt lâu dài trong các phong trào cách mạng của nước ta.
Mỗi mùa Chùa Hương vào hội Bên đường xuân gạo ra hoa Mỗi mùa lúa xanh con gái Gạo giăng bông trắng la đà
Bại liệt, câm điếc, lú lẫn, không nơi nương tựa, hằng trăm cụ già ngoài 70 tuổi đã đến nương náu trong vòng tay của các sư cô chùa Lâm Quang, quận 8, TP HCM từ gần 20 năm nay.
Ngoài việc sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyết Minh, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ủy viên Ban Thường vụ Hội Nghệ nhân thợ giỏi TP Hà Nội, nữ chủ doanh nghiệp ở làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội còn thành lập “Trung tâm Dạy nghề tư thục từ thiện” để truyền nghề cho các cháu mồ côi, người khuyết tật, giúp họ có cơ hội tìm được việc làm, hoà nhập cộng đồng.
... Giờ đây bước vào xuân mới Quý Tỵ 2013, những thành viên của Quỹ C&D đã có thể phấn khởi, tự hào với những hoạt động hữu ích rất thành công của một tổ chức xã hội. Xin điểm chọn 5 sự kiện lớn đầy ý nghĩa trong năm 2012 để chia vui với cộng đồng gần xa:
Là tổ chức tự lập, vì cộng đồng, phi lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển với quyền lợi, tính minh bạch, tính dân chủ rộng mở giúp tăng cường giá trị của CSOs đối với bình đẳng và công bằng xã hội. Trách nhiệm giải trình không đơn thuần là những báo cáo tài chính, mà còn là sự tăng cường thống nhất về thể chế và sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên liên quan.
Có thể nói qua nhiều thế kỷ, gốm sứ Việt Nam đã trở thành “sứ giả” giao thương với quốc tế khiến cho thế giới biết được không chỉ là tài nghệ thủ công của người Việt Nam mà còn cho họ hiểu được bản sắc văn hóa của dân tộc “con Rồng cháu Tiên”. Nghiên cứu về gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam từ xưa đến nay, cũng là cách đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu công chúng trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.
Các cuộc bầu cử cấp Nhà nước vừa kết thúc tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, đã mang lại một kết quả đáng ghi nhận. Đảng chính trị mới của đất nước, Đảng AaM Aadmi (AAP) , nghĩa là Đảng "Dân thường", được hình thành chỉ một năm trước đây bởi các nhà hoạt động xã hội dân sự có liên quan đến dấu mốc 2010 trong phong trào chống tham nhũng, đã định hướng cho Quốc hội đảng chính trị lâu đời nhất của đất nước, thứ đã điều hành đất nước trong những năm kể từ khi quốc gia này giành độc lập.
“Hoạ sĩ Nam Sơn- Nguyễn Vạn Thọ (1890- 1973), người đồng sáng lập Trường Mỹ Thuật Đông Dương năm 1925, quê huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời trẻ tự học vẽ, sau được hai cụ đồ dạy hoạ… Từ năm 1928 đến 1923, Nam Sơn vẽ minh hoạ cho sách giáo khoa bằng chữ Quốc Ngữ thuộc Nha học chính Đông phương, vẽ minh hoạ cho báo Nam Phong và tạp chí Đông Dương”(Từ điển Bách Khoa Việt Nam). “Hoạ sĩ Nam Sơn có công lớn trong nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại”(Lựơc sử Mỹ Thuật Việt Nam).
Đúng vào dịp 15 năm Nghị định thư Kyoto có hiệu lực ( ngày 11/12/2012), tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức Hội thảo biến đổi khí hậu toàn cầu và Giải pháp ứng phó của Việt Nam lần thứ III.
Tết Nguyên Đán là tết mở đầu cho một năm mới và cũng mở đầu linh thiêng long trọng dịp lễ tết lớn nhất trong tất cả các ngày lễ tết truyền thống của người Việt. Dân gian gọi là Tết Cả - Tết của cư dân nền văn minh lúa nước mà đồng bằng Bắc bộ lại là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hai con sông chính: sông Hồng và sông Thái Bình trong một vịnh biển được bao quanh hai bên là đồi núi. Chính yếu tố thiên - địa ấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống sinh hoạt văn hoá của con người nơi đây. Mỗi giai đoạn, có sự thay đổi đều in dấu ấn thời đại vào trong Tết.
Là một trong hai nghệ nhân hiếm hoi của làng nghề tò he Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nhưng dù xuất hiện ở đâu, Chu Văn Hải cũng vẫn giữ một phong cách truyền thống làng nghề khi trình diễn sản phẩm
Thấm thoắt trên 1/3 thế kỷ học hành, công tác ở Thủ đô nhưng tôi vẫn chạy đi chạy lại giữa đôi bờ thương nhớ của hai vùng đất ngàn năm văn hiến: Hà Nội - Bắc Ninh. Mỗi lần chứng kiến sự đổi mới tốt đẹp của hai nơi yêu dấu này, lòng tôi nao nức khôn tả. Thật kỳ lạ, cùng một thời điểm bờ sông Hồng ở phố Trần Nhật Duật - nơi có ngôi nhà ấu thơ của tôi và bờ sông Cầu ở Đáp Cầu đoạn phố Gạo, phố Nứa cũ mà tôi sống thời hoa niên đều được xây kè đê vững chãi và trồng hoa cảnh tạo nên một dạng công viên, tô điểm vẻ đẹp cho thành phố
Phật dạy, chỉ có thời gian hiện tại, sống với hiện tại “Bây giờ và ở đây”. Đó là sự màu nhiệm. Không có quá khứ, không có tương lai. Hiện tại, đã bao gồm cả quá khứ và tương lai. Thời gian là nỗi ám ảnh của loài người từ xa xưa. Thời gian là gì? Thời gian có điểm bắt đầu và điểm kết thúc không? Phần lớn mọi người thường gắn thời gian với từng sợi tóc điểm bạc trên đầu.
Đăng ký thành viên