CHUYỆN NGÀY THƯỜNG

Nghệ nhân làng tò he Chu Văn Hải
11:29 | 31/01/2013
Là một trong hai nghệ nhân hiếm hoi của làng nghề tò he Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nhưng dù xuất hiện ở đâu, Chu Văn Hải cũng vẫn giữ một phong cách truyền thống làng nghề khi trình diễn sản phẩm
82 tuổi thay đổi số phận 2000 trẻ em khuyết tật
11:27 | 31/01/2013
82 tuổi nhưng hàng ngày ông Hà Xuân Định, trú tại thôn Thượng, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội vẫn vẫn miệt mài đi tìm những đưa trẻ thiếu may mắn ở khắp các tỉnh thành đưa về HTX Sơn Khảm dạy nghề với mong muốn giúp các em có thể kiếm sống. Từ tấm lòng quảng đại của ông, hơn hai ngàn đứa trẻ tàn tật đã có việc làm.
Kinh nghiệm để mua được giỏ quà tết như ý
11:16 | 31/01/2013
Giỏ quà tết thường có nhiều thành phần (rượu, bánh kẹo, hoa quả, mứt...) đã được đóng gói lại. Nếu không để ý sẽ rất khó nhận biết được liệu tất cả các thành phần có bị làm giả, hoặc kém chất lượng.
Cô giáo Phạm Thị Thu Hương:  “Xin hiến xác để tiếp tục có ích cho đời ”
17:20 | 15/01/2013
“Một ngày không xa, em không còn được nhìn thấy học trò của mình ngày một lớn khôn và có ích cho xã hội, vì vậy em có tâm nguyện được hiến xác cho Trường ĐH Y khoa để góp phần nhỏ bé vào công tác đào tạo của trường. Như thế cái chết của em ít nhiều tiếp tục có ích cho đời”- cô giáo Phạm Thị Thu Hương đã tâm sự với nhà báo như vậy.
Tôi đi đám giỗ 10 liệt nữ Lam Hạ
16:07 | 20/11/2012
Được bạn bè báo tin: chiều ngày 02 tháng 10 năm 2012, tại xã Lam Hạ có đám giỗ 10 liệt nữ đã hy sinh trong những cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ cách đây 46 năm, mấy người bạn văn chúng tôi cùng với giáo sư Nguyễn Lân Dũng đi một chiếc xe du lịch nhỏ từ Hà Nội về. Đến cách thành phố Phủ Lý 2 ki-lô-mét, rẽ trái cắt ngang đường tàu hoả, vào một ngôi làng rợp bóng cây xanh. Bước thêm một quãng đường làng gặp ngôi miếu thờ 10 liệt nữ liền kề với ngôi đền Liệt sĩ của tỉnh mới xây dựng khá đồ sộ. Hai công trình này thiết lập ngay trên chỗ đất mà ngày xưa là trận địa pháo mà các chị đã hy sinh.
Quà mừng thọ cha
11:44 | 19/09/2012
Mọi người cùng reo lên và vỗ tay ròn rã. Hóa ra là như vậy! Tôi tự trách mình là chị mà suy nghĩ không sâu sắc bằng cậu ấy. Những món quà mà chúng tôi mua tặng cha quả là không thể tính quà nào giá trị hơn quà nào, nhưng món quà của vợ chồng cậu Hiển chắc chắn sẽ làm cha mẹ tôi vui hơn! Ôi lúc này, tôi chỉ muốn nói với cha: “Cha ơi, chuyến tàu của cha cứ vững vàng vượt lên dốc nhé, có chúng con luôn ở bên cạnh cha đây”.
Hoa Nhập Nhân dưới mái chùa Vĩnh Nghiêm
09:52 | 23/07/2012
Tôi chưa kịp hỏi các vị tỳ kheo và thiền sư rằng, đã khi nào các ngài có dịp ngắm cây Hoa Nhập Nhân dưới mái hiên chùa Vĩnh Nghiêm chưa? Nếu các ngài đã có dịp chiêm ngưỡng cây hoa diệu huyền đó, các ngài có mang ý định chiết ghép mỗi người một cành đem về trồng trong khuôn viên thiền viện, nơi các ngài trụ trì? Nếu các ngài làm được việc đó, các thiên viện của các ngài sẽ mang một ý nghĩa linh diệu hẳn lên. Tôi rất tin như vậy.
Mặn mòi nước mắt - Dư vang nụ cười
20:06 | 09/05/2012
Tôi quen chị Bùi Thị Kim Thư trong một một cuộc tọa đàm văn học nho nhỏ; người ta tổ chức giới thiệu cuốn sách văn học mạng có tên là Tình Blog. Quan sát dung mạo người đàn bà ở độ tuổi U60, dáng đi điệu đứng đã có vẻ chậm chạp, tôi nghĩ, hẳn chị cũng giống như nhiều viên chức đã nghỉ hưu, có chút hẫng hụt nào đó trong nếp sinh hoạt nên mới tìm đến những chốn hội hè, thơ phú cho khuây khỏa, đỡ bị mất thăng bằng?
Ngày 29/5 vừa qua, Diễn đàn Tranh biện trẻ Đông Nam Á về môi trường đã được tổ chức thành công tại khách sạn Hồng Hà- Hà Nội với sự tham gia tích cực của thanh thiếu niên đến từ các nước ASEAN.
Quỹ Hợp tác và Phát triển mong muốn, hướng tới một xã hội mà ở đó Người dân có được cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Một xã hội không còn người nghèo và người yếu thế, xã hội bình đẳng, văn minh và thịnh vượng.
Trong các tổ chức xã hội, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình vốn là một vấn đề thuộc về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội, như là cốt lõi xuyên suốt bốn “tự” đã từng nêu ra (tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm), là lẽ sống tự thân của các tổ chức xã hội.
Năm Ất Tỵ (1905) được xem là năm bản lề của phong trào Duy tân Quảng Nam và cũng là năm khởi đầu của một cuộc vận động, một phong trào cách mạng có ý nghĩa to lớn, có sức sống mãnh liệt lâu dài trong các phong trào cách mạng của nước ta.
Mỗi mùa Chùa Hương vào hội Bên đường xuân gạo ra hoa Mỗi mùa lúa xanh con gái Gạo giăng bông trắng la đà
Bại liệt, câm điếc, lú lẫn, không nơi nương tựa, hằng trăm cụ già ngoài 70 tuổi đã đến nương náu trong vòng tay của các sư cô chùa Lâm Quang, quận 8, TP HCM từ gần 20 năm nay.
Ngoài việc sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyết Minh, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ủy viên Ban Thường vụ Hội Nghệ nhân thợ giỏi TP Hà Nội, nữ chủ doanh nghiệp ở làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội còn thành lập “Trung tâm Dạy nghề tư thục từ thiện” để truyền nghề cho các cháu mồ côi, người khuyết tật, giúp họ có cơ hội tìm được việc làm, hoà nhập cộng đồng.
... Giờ đây bước vào xuân mới Quý Tỵ 2013, những thành viên của Quỹ C&D đã có thể phấn khởi, tự hào với những hoạt động hữu ích rất thành công của một tổ chức xã hội. Xin điểm chọn 5 sự kiện lớn đầy ý nghĩa trong năm 2012 để chia vui với cộng đồng gần xa:
Là tổ chức tự lập, vì cộng đồng, phi lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển với quyền lợi, tính minh bạch, tính dân chủ rộng mở giúp tăng cường giá trị của CSOs đối với bình đẳng và công bằng xã hội. Trách nhiệm giải trình không đơn thuần là những báo cáo tài chính, mà còn là sự tăng cường thống nhất về thể chế và sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên liên quan.
Có thể nói qua nhiều thế kỷ, gốm sứ Việt Nam đã trở thành “sứ giả” giao thương với quốc tế khiến cho thế giới biết được không chỉ là tài nghệ thủ công của người Việt Nam mà còn cho họ hiểu được bản sắc văn hóa của dân tộc “con Rồng cháu Tiên”. Nghiên cứu về gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam từ xưa đến nay, cũng là cách đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu công chúng trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.
Các cuộc bầu cử cấp Nhà nước vừa kết thúc tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, đã mang lại một kết quả đáng ghi nhận. Đảng chính trị mới của đất nước, Đảng AaM Aadmi (AAP) , nghĩa là Đảng "Dân thường", được hình thành chỉ một năm trước đây bởi các nhà hoạt động xã hội dân sự có liên quan đến dấu mốc 2010 trong phong trào chống tham nhũng, đã định hướng cho Quốc hội đảng chính trị lâu đời nhất của đất nước, thứ đã điều hành đất nước trong những năm kể từ khi quốc gia này giành độc lập.
“Hoạ sĩ Nam Sơn- Nguyễn Vạn Thọ (1890- 1973), người đồng sáng lập Trường Mỹ Thuật Đông Dương năm 1925, quê huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời trẻ tự học vẽ, sau được hai cụ đồ dạy hoạ… Từ năm 1928 đến 1923, Nam Sơn vẽ minh hoạ cho sách giáo khoa bằng chữ Quốc Ngữ thuộc Nha học chính Đông phương, vẽ minh hoạ cho báo Nam Phong và tạp chí Đông Dương”(Từ điển Bách Khoa Việt Nam). “Hoạ sĩ Nam Sơn có công lớn trong nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại”(Lựơc sử Mỹ Thuật Việt Nam).
Đúng vào dịp 15 năm Nghị định thư Kyoto có hiệu lực ( ngày 11/12/2012), tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức Hội thảo biến đổi khí hậu toàn cầu và Giải pháp ứng phó của Việt Nam lần thứ III.
Tết Nguyên Đán là tết mở đầu cho một năm mới và cũng mở đầu linh thiêng long trọng dịp lễ tết lớn nhất trong tất cả các ngày lễ tết truyền thống của người Việt. Dân gian gọi là Tết Cả - Tết của cư dân nền văn minh lúa nước mà đồng bằng Bắc bộ lại là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hai con sông chính: sông Hồng và sông Thái Bình trong một vịnh biển được bao quanh hai bên là đồi núi. Chính yếu tố thiên - địa ấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống sinh hoạt văn hoá của con người nơi đây. Mỗi giai đoạn, có sự thay đổi đều in dấu ấn thời đại vào trong Tết.
Là một trong hai nghệ nhân hiếm hoi của làng nghề tò he Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nhưng dù xuất hiện ở đâu, Chu Văn Hải cũng vẫn giữ một phong cách truyền thống làng nghề khi trình diễn sản phẩm
Thấm thoắt trên 1/3 thế kỷ học hành, công tác ở Thủ đô nhưng tôi vẫn chạy đi chạy lại giữa đôi bờ thương nhớ của hai vùng đất ngàn năm văn hiến: Hà Nội - Bắc Ninh. Mỗi lần chứng kiến sự đổi mới tốt đẹp của hai nơi yêu dấu này, lòng tôi nao nức khôn tả. Thật kỳ lạ, cùng một thời điểm bờ sông Hồng ở phố Trần Nhật Duật - nơi có ngôi nhà ấu thơ của tôi và bờ sông Cầu ở Đáp Cầu đoạn phố Gạo, phố Nứa cũ mà tôi sống thời hoa niên đều được xây kè đê vững chãi và trồng hoa cảnh tạo nên một dạng công viên, tô điểm vẻ đẹp cho thành phố
Phật dạy, chỉ có thời gian hiện tại, sống với hiện tại “Bây giờ và ở đây”. Đó là sự màu nhiệm. Không có quá khứ, không có tương lai. Hiện tại, đã bao gồm cả quá khứ và tương lai. Thời gian là nỗi ám ảnh của loài người từ xa xưa. Thời gian là gì? Thời gian có điểm bắt đầu và điểm kết thúc không? Phần lớn mọi người thường gắn thời gian với từng sợi tóc điểm bạc trên đầu.
Đăng ký thành viên